Đảo mắt đã tới trung tuần tháng sáu, lúa ngoài đồng đã đến kỳ thu hoạch.
Thạch Kiên hôm nay xuất môn, dù sao hắn cũng phải ra xem tình hình bởi nông dân hiện nay đang làm theo phương pháp trồng trọt của hắn.
Bà nội cũng muốn đi theo, tất nhiên, Thạch Kiên không thể từ chối, hắn lấy một tấm vải dầu, chế thành một cái ô che nắng cho bà. Hồng Diên và Lục Ngạc đi sau phụ đẩy xe lăn, một hàng bốn người cứ thế đi.
Nhìn thấy bọn họ, trong mắt của những người nông dân đều toát ra một tia sáng đầy ấm áp, mang theo sự cảm ơn chân thành. Hiện tại, hoa màu đã tới lúc thu hoạch, với phương pháp cấy mạ mới của Thạch Kiên, lúa mọc xanh tốt, khỏe mạnh, sản lượng tăng thêm một phần, vì vậy tự nhiên họ cảm tạ Thạch Kiên, cũng cảm tạ bà nội hắn, nếu không có bà nội hắn thỉnh cầu, có lẽ tiểu thần đồng còn chưa nghĩ tới giúp họ.
Thạch Kiên đi ra đồng, sau đó so sánh một hồi, chọn ra những loại lúa thân cao, hạt nhiều rồi gọi mấy người tá điền đi theo hắn hái vài cây lúa tốt để lưu lại làm giống.
Cứ như vậy chọn lựa, sau nhiều thế hệ, giống lúa đời sau sẽ ngày một tốt hơn, vụ lúa chín cũng sẽ ngắn hơn, sản lượng tự nhiên tăng cao. Hắn nhẩm tính, chỉ không tới mười năm, loại lúa hai vụ này tất sẽ có thể chính thức phổ biến khắp nơi.
Đương nhiên hắn sẽ không thể mang thuyết tiến hóa và gien di truyền ra để giải thích cho người nông dân hiểu, nếu nói ra sợ rằng sẽ lại gây ra một trường phong ba.
Mới vừa rồi, bộ Tam Quốc đã khiến hắn ăn không ngon ngủ không yên, cũng may là hắn khéo léo, nếu không họa phúc khôn lường.
Sau khi bố trí mọi việc, hắn rời đi trong tiếng cảm tạ không ngừng của người nông dân.
Tháng bảy, Tống triều có một đại sự, một thế hệ hiền tài cùng với Vương Sáng cáo bệnh từ quan, Tống Chân Tông chính thức bổ nhiệm Vương Khâm làm Tể Tướng, trước đây, Tống Chân Tông đã một lần định phong Tể Tướng cho Vương Khâm nhưng Vương Sáng ngay lúc đó nói:
- Vương Khâm được bệ hạ trọng dụng, lộc bất tận hưởng. Nhưng trong các quan văn võ, Vương Khâm không thể coi là một hiền sĩ, nếu nhậm chức khó phục lòng người.
Ý của Vương Sáng chính là Vương Khâm ăn lộc vua đã đủ, cho tới giờ Tống Triều chưa từng có Tể Tướng nào không phải bậc hiền sĩ, đức cao vọng trọng, vạn người tín ngưỡng, nếu xét theo tiêu chuẩn này thì Vương Khâm tất không thể đảm nhận trọng trách Tể Tướng.
Tống Chân Tông lúc đó nghe lời khuyên, rút lại chủ ý.
Sau khi Vương Khâm đảm nhận chức vụ Tể Tướng, hắn từng nói:
- Chỉ vì Vương Tử Minh (Vương Sáng) mà ta tốn mất mười năm mới có thể làm Tể Tướng.
Đối với mệnh lệnh này, Khấu Chuẩn cùng Phạm Trọng Yêm cực lực phản đối, nói Vương Khâm tài đức không đủ, không thể đảm nhiệm chức vị Tể Tướng khiến Tống Chân Tông nổi giận, hạ chỉ trục xuất Khấu Chuẩn tới Vĩnh Hưng Quân, Phạm Trọng Yêm tới Quảng Đức Quân.
Trong các đại thần, Lưu Nga cũng không có ấn tượng tốt với Khấu Chuẩn, chỉ có Phạm Trọng Yêm là nàng không có ác cảm, can gián Tống Chân Tông:
- Phạm Hi Văn là người tiểu thần đồng nhìn trúng…
Ý nàng muốn hoàng thượng nể mặt tiểu thật đồng, tha cho Phạm Trọng Yêm một lần.
Tống Chân Tông nói:
- Phạm Hi Văn ý chí lớn nhưng tính tình còn cương liệt hơn cả Khấu Chuẩn, trẫm trục xuất hắn là có ý ma luyện tính cách của hắn, để hắn sau này có thể trở thành một đại thần của nhi tử ta.
Ý của hắn là mặc dù Phạm Trọng Yêm chí hướng rộng lớn nhưng tính tình quá nóng nảy, cần phải tôi luyện để sau này cho hoàng tử trọng dụng.
Phạm Trọng Yêm ở trong triều làm quan được mấy tháng đã bị trục xuất, nhưng hắn cũng không quan tâm:
- Nếu phải đi, tất sẽ đi, không chút ưu phiền.
Từ sau ngày này, thanh danh Phạm Trọng Yêm càng lúc càng lớn, được nhân dân yêu mến, cũng từ ngày này mà hắn thoát khỏi bóng ma của Thạch Kiên, chính thức trở thành một người như thiếu niên kia nói, luận khí tiết, hắn nhận đệ nhị không ai dám nhận đệ nhất.
Phạm Trọng Yêm trên đường tới Quảng Đức còn rẽ qua thăm hỏi Thạch Kiên.
Thạch Kiên thấy hắn làm quan chưa được ba tháng đã bị trục xuất, chỉ biết cười khổ:
- Ta cho ngươi hay, một tảng đá lớn nếu bảo người ta dùng đòn bẩy để bẩy, nếu cậy khỏe dùng sức quá mạnh thì sợ rằng đá chưa động đòn bẩy đã gẫy, thậm chí còn bị thương. Khí tiết trọng yếu nhưng thành công làm được những gì mình muốn còn trọng yếu hơn.
Phạm Trọng Yêm hiểu ý của hắn, bản thân hắn cũng hiểu, hành động của hắn chung quy vẫn chưa phải vì cái tốt của con dân đại Tống, đôi khi cần phải dùng thủ đoạn, cứng rắn không phải là cách.
Phạm Trọng Yêm không ngờ hành động này của hắn lại lọt vào mắt một bà lão nằm bệnh trên giường. Chỉ vài ngày sau, Tống Chân Tông triệu kiến Vương Sáng, lúc này Vương Sáng bệnh nặng, không đi nổi, gia nhân phải khiêng hắn vào cung. Tống Chân Tông thấy bộ dạng của hắn, vô cùng đau thương:
- Trẫm có đại sự, định nhờ ái khanh thì ái khanh lại bệnh nặng tới mức này, bảo ta phải làm sao bây giờ ?
Sau đó, hắn gọi Hoàng tử ra bái kiến, Vương Sáng thấy vậy, hoảng hốt né tránh rồi nói:
- Hoàng tử có tài có đức, tất có thể đảm nhiệm mọi việc. Hôm nay, thần xin đề cử mười đại thần phò tá Hoàng tử. Trong danh sách hắn đặc biệt nhắc tới hai người, đó là Phạm Trọng Yêm và Thạch Kiên, còn ca ngợi hai người khí tiết cao, ý chí kiên định, là trọng thần tương lai của đại Tống.
Tống Chân Tông chăm chú lắng nghe, nhất nhất ghi nhớ những lời hắn nói. Tới tháng chín, Vương Sáng qua đời, đích thân Tống Chân Tông tới phúng, vì hắn mà nhỏ nước mắt, sau đó tuyên bố quốc tang ba ngày, đồng thời hạ chỉ phong cho Vương Sáng làm Thái Sư, Quốc Công,.
Nhớ tới lời nói của Vương Sáng, lại hạ chỉ gọi Phạm Trọng Yêm về, bổ nhiệm chức vụ Hộ Bộ Thị Lang, đây chính là một chức quan tam phẩm, trong một năm, Phạm Trọng Yêm hai lần thăng trầm, từ một quan bát phẩm thăng tới tam phẩm đại quan, khi hắn nhậm chức, rất nhiều người tới phủ chúc mừng, đối với những người này, Phạm Trọng Yêm không mừng, không lo, chỉ nói:
- Ta chỉ là một người được tiểu thần đồng tám tuổi điểm chỉ, tiểu thần đồng nói, vui vì dân, khổ vì dân, vậy hôm nay có gì vui, có gì buồn ?
Một câu nói này của hắn khiến cả thiên hạ ca tụng hết lời.
Trong một năm nay, nông dân nhờ sử dụng phương pháp của Thạch Kiên gieo mạ thu hoạch lớn, cách gieo mạ này cũng được bọn họ lấy tên là Thạch Lang Ném Mạ, khi nghe thấy tên này Thạch Kiên dở khóc dở cười, còn Tống Chân Tông thì lại một lần nữa thưởng lớn cho Thạch Kiên.
Quay qua quay lại, mùa đông đã tới, bà nội bình thường còn cùng Hồng Diên và Lục Ngạc đi ra ngoài chơi, giờ thời tiết trở lạnh, bà nội cũng không thể ra ngoài.
Nhìn vẻ sốt ruột của bà, Thạch Kiên lại khó chịu, hắn không đành lòng, nói:
- Bà nội, cháu lại kể truyện cho bà nghe.
Vừa nghe thấy hắn lại kể truyện, Hồng Diên và Lục Ngạc lập tức hoan hỉ vỗ tay.
Thạch Kiên nói:
- Lần này cháu kể truyện:
Hồng Lâu Mộng.
Sau đó hắn chậm rãi kể:
- Tiểu thuyết mở đầu bằng một huyền thoại: Nữ Oa luyện đá ngũ sắc vá trời, luyện được năm vạn lẻ một viên. Viên linh thạch còn thừa được đưa về trời chăm sóc cây tiên Giáng Châu. Thần Anh và Giáng Châu duyên nợ, chịu ơn nhau nên phải đầu thai xuống hạ giới để "lấy hết nước mắt của đời ta để trả lại cho chàng". Từ đó dẫn ra bao nhiêu oan gia phong lưu đều phải xuống trần để trả duyên nợ, sinh ra bao nhiêu chuyện sau này.
Đá thiêng hóa thành Giả Bảo Ngọc. Cây thiêng hóa thành Lâm Đại Ngọc. Gia đình họ Giả vốn có nhiều công lao với triều đình, số lượng kẻ hầu người hạ có lúc lên tới 448 người, sống trong hai tòa dinh cơ tráng lệ bậc nhất Kinh thành. Ninh Quốc công và Vinh Quốc công là hai anh em ruột. Ninh Công là trưởng, sau khi mất con lớn là Giả Đại Hóa tập tước. Con cả Giả Phụ mất sớm, con thứ Giả Kính tập tước. Giả Kính chỉ say mê tu tiên luyện đan nên nhường cho con lớn Giả Trân tập tước, con gái thứ là Giả Tích Xuân được đem sang ở trong phủ Vinh Quốc. Giả Trân (vợ Vưu Thị) có một đứa con trai là Giả Dung (vợ là Tần Khả Khanh), hai cha con chẳng chịu học hành, chỉ lo chơi bời cho thỏa thích, đảo lộn cả cơ nghiệp phủ Ninh. Còn phủ Vinh, sau khi Ninh Công chết, con trưởng là Giả Đại Thiện tập tước. Sau khi mất, Vợ Thiện là Giả mẫu (họ Sử) trở thành người cầm cân nảy mực của gia đình. Giả mẫu có ba con, con trưởng là Giả Xá (vợ là Hình phu nhân) được tập tước. Xá có con trai là Giả Liễn (vợ là Vương Hy Phượng) và con gái (con nàng hầu) là Giả Nghênh Xuân. Em của Xá là Giả Chính (có vợ là Vương phu nhân) được Hoàng thượng đặc cách phong tước. Giả Chính có ba người con, con lớn Giả Châu (vợ là Lý Hoàn) mất sớm, để lại một con trai là Giả Lan; con gái thứ Nguyên Xuân tiến cung làm phi tử ; Giả Bảo Ngọc là cậu ấm hai, sinh ra đã ngậm một viên "Thông linh Bảo Ngọc", là niềm hi vọng của gia đình họ Giả. Ngoài ra còn có Giả Thám Xuân và Giả Hoàn là con của nàng hầu Triệu Di Nương. Giả Chính và Giả Xá còn có một em gái tên Giả Mẫn, lấy chồng là Lâm Như Hải người Cô Tô, làm quan Diêm chính thành Duy Dương, có một cô con gái tên Lâm Đại Ngọc. Bố mẹ mất sớm, Đại Ngọc được Giả mẫu đem về nuôi trong phủ Vinh Quốc.
Thạch Kiên kể một hồi, rồi viết ra một bài thơ:
Mãn chỉ hoang đường ngôn
Nhất bả tân toan lệ
Đâu vân tác giả si
Thùy giải kỳ trung vị ?
(Dịch thơ:
Đầy trang những lời hoang đường
Mỗi trang đẫm nước mắt đắng cay
Đừng cho tác giả là si ngốc
Ai biết ý vị gì chứa ở trong ?!
)
Lục Ngạc nói:
- Bài thơ thật hay, chỉ là hơi thê thảm, giống như khúc nhạc dân gian mà thiếu gia hay thổi vậy.
Hồng Diên bất mãn nói:
- Lục Ngạc, ngươi không được làm loạn, để thiếu gia đọc.
Lục Ngạc le lưỡi, nàng biết thiếu gia bản lĩnh rất lớn, hai cuốn tiểu thuyết đầu chấn động đại Tống, lần này hẳn cũng không ngoại lệ.
Thạch Kiên viết xong một bài, lại ngâm nga một bài:
Thế nhân đô hiểu thần tiên hảo
Duy hữu công danh vong bất liễu !
Cổ kim tướng tương tại hà phương
Hoang gia nhất đôi thảo một liễu !
Thế nhân đô hiểu thần tiên hảo
chỉ hữu kim ngân vong bất liễu !
chung trừu chỉ hận tụ vô đa
cấp đáo đa thời nhãn bế liễu !
Thế nhân đô hiểu thần tiên hảo
chỉ hữu giao thê vong bất liễu !
Quân sinh nhật nhật thuyết ân tình
quân tử hựu tuỳ nhân khứ liễu !
Thế nhân đô hiểu thần tiên hảo
chỉ hữu nhi tôn vong bất liễu !
(Dịch thơ:
Người đời ai cũng biết thần tiên hay
chỉ có công danh vẫn chẳng quên !
Xưa nay tướng soái ở phương nào
Nhà hoang một mộ cỏ ngập rồi !
Người đời ai cũng khen thần tiên hay
chỉ có bạc vàng quên chẳng được
sớm tối chỉ hận chẳng vô nhiều
lúc đạt được lắm, mắt khép rồi
Người đời ai cũng hiểu thần tiên hay
chỉ có tình nhân quên chẳng được !
Người sống ngày ngày nói tình nghĩa
lúc chết chạy theo kẻ khác ngay !
Người đời ai cũng nói thần tiên hay
vậy mà cháu con chẳng thể thiếu !
)
Cha mẹ cuồng dại vì con nhiều, con cái hiếu thuận mấy người đâu ?
Bà nội nghe xong, nhìn sâu trong mắt hắn:
- Cháu ngoan, câu thơ này thật có đạo lý.