Tự chương
Dịch: Lạ
Biên: Lạ
Trên đại lục Nhã Lý cổ xưa, các quốc gia rải rác khắp nơi như sao trời. Theo thời gian vật đổi sao dời, các nước lớn dần dần thu tóm nước nhỏ, nước mạnh diệt nước yếu, các nước nhỏ vì muốn sinh tồn nên buộc phải liên minh kết thành nước lớn. Chiến loạn không ngừng đã khiến thế cục của đại lục Nhã Lý càng ngày càng rõ ràng. Bản đồ các quốc gia càng lúc càng mở rộng, những nước lớn bắt đầu giáp giới lẫn nhau, do đó đã dẫn đến chiến tranh bùng phát trên quy mô lớn hơn. Giai đoạn này được người sau gọi là niên đại chiến loạn “Cướp”.
Trước khi đến thời “Đại động loạn” kéo dài tới mấy chục năm, toàn bộ đại lục bất ngờ chìm trong hòa bình yên ổn. Cường quốc Quyên Chi của đại lục Đông Phương đã thuần phục thành công các quốc gia lân cận, tạo nên cục diên hòa bình ổn định kéo dài mấy chục năm. Song, cường quốc Cao Lệ ở Đông Bắc phục hưng, nước Đột Khế ở phương Bắc lại quật khởi, bộ lạc Thổ Phiên ở mặt Tây Nam đã hoàn toàn thống nhất, tất cả bắt đầu rục rịch manh động. Nước Tân Địch Á ở Nam đại lục lâm vào cục diện hỗn chiến rồi tách ra thành hàng chục nước nhỏ, khắp nơi người đánh ta - ta đánh người loạn cào cào nhưng trước sau vẫn không có trận nào mang tính quyết định thắng bại, rất có khuynh hướng phát dương quang đại truyền thống hỗn chiến đã kéo dài mấy trăm năm nay. Nước Á Cơ ở đại lục Tây Nam có lịch sử cổ xưa, kể từ khi chinh phạt liên minh Nam Bộ Mạt Nhĩ Khế thì gây chiến tranh không ngừng với kẻ thù truyền kiếp A Lỗ Ba Nhi Á. Nước Phất Lan Khắc, tự xưng là quốc gia của thần trên đại lục Nhất Tây, theo lý mà nói thì đây hẳn là một nơi hòa bình yên ổn, nhưng đáng tiếc đời không như mơ! Bởi vì không có cách nào hòa giải mâu thuẫn giữa các nước chư hầu nên va chạm không ngừng xảy ra. Giáo hoàng đại nhân, thân là người phát ngôn của thần cũng vì thế mà đau đầu không ngớt. Hướng Đông Bắc lại xuất hiện một thế lực giáo hội khác, tuyên truyền giáo lý mới hoàn toàn ở "quốc độ" Hãn La Tư. Giáo hoàng nhân cơ hội này hiệu triệu các chư hầu liên hợp lại chinh phạt kẻ địch của thần, rốt cuộc đã vãn hồi được thế cục ngày càng hỗn loạn. Ở đại lục Tối Trung Ương, Mạt Tư Quốc hùng mạnh an nhiên siết chặt yết hầu sáu đường giao thương trọng yếu, lại còn đánh thuế khóa nặng nề khiến thương nhân của các quốc gia nghẹt thở, mà bản thân lại ngồi yên ung dung nuốt chửng lợi nhuận hậu hĩnh này. Mặc dù các nước khác đều mơ ước món hời béo bở ấy, nhưng bất đắc dĩ phải trơ mắt chảy nước dãi nhìn Mạt Tư Quốc càng ngày càng béo núc, vì xung quanh đã đầy phiền toái quấn thân. Cho nên, các quốc gia đó bắt đầu tìm kiếm đường buôn bán trên biển, hòng phá vỡ thế độc quyền thương mại của Mạt Tư Quốc. Thế nhưng, Mạt Tư Quốc làm sao chịu ngồi nhìn không quản, hễ quốc gia nào thực hiện giao thương trên biển thì sẽ gặp phải sự trả thù bằng thuế quan trên sáu con đường huyết mạch. Vì thế, mậu dịch hàng hải chỉ có thể mang tầm dân gian nhỏ lẻ mà thôi.
Dưới sự cân bằng ấy, dường như ai muốn ăn cũng không xong, các quốc gia đã trải qua cuộc sống yên ổn khá lâu, và chuỗi ngày này dường như vẫn còn tiếp diễn. Khi đó, e rằng không ai ngờ được thời gian yên bình này chỉ còn vài năm ngắn ngủi nữa thôi. Có lẽ, bánh xe vận mệnh đã bắt đầu khởi động.
Các nhà sử học đời sau dù rất am hiểu toàn bộ niên đại chiến loạn ấy, nhưng cuối cùng không thể nào thống nhất được nguyên nhân do ai, bởi sự kiện nào mới mở ra thời kỳ loạn thế liên tiếp này. Quyển sách ấy vô cùng nổi tiếng vào thời kỳ đó nhưng hầu như không ai nhớ được tên của nó. Mãi cho đến khi một học giả lịch sử tên là An Đạt Lược Ba Nhĩ lần mò trong một hiệu sách cũ ở Quyên Chi Quốc, tra cứu được một quyển tự truyện thoạt trông rất bình thường thì mới dò ra được đầu mối. Nó là một quyển sách có tựa "Húy Nguyệt Tạp Am Đàm" do trọng thần đương thời của Quyên Chi Quốc, Ngũ Tư Thành viết. Nội dung ghi lại rất rõ ràng, mọi căn nguyên vậy mà lại bắt nguồn từ thành Tuyền Châu - Quyên Chi Quốc. Mặc dù có một số học giả hồ nghi tính xác thực của quyển sách này nhưng đại đa số đều công nhận các sự kiện lịch sử được ghi chép bên trong. Bởi vì những tài liệu lịch sử đã xác minh gián tiếp đó là những sự kiện hoàn toàn có thật! Thời ấy, sách sử Quyên Chi Quốc chép rằng: "Xuân tháng Tư, thái tử đi tuần. Thu tháng Mười, về đô". Thái tử đi tuần vốn không phải là chuyện gì lớn lao nhưng điều quái lạ nhất là trong suốt nửa năm lại không có một câu, một chữ đề cập đến việc tiếp đón thái tử ở tất cả châu huyện nào cả. Chính vì thế nên dân gian đồn đãi rằng thái tử vì mê mẩn một thiếu nữ nên đã bỏ trốn. Đối với chuyện này, triều chính Quyên Chi Quốc cũng không có phản ứng khác thường nào, cũng không ra nghiêm lệnh cấm tung tin đồn nhảm, đó là cách làm hoàn toàn trái ngược với tác phong Quyên Chi Quốc trước nay. Vì vậy, nhóm học giả lịch sử suy luận, rất có khả năng thái tử cải trang chuồn mất để du lịch dân gian. Nhưng đây là chuyện làm tổn hại đến oai nghi của hoàng gia, nên các lời đồn đoán như thế ngược lại còn có lợi cho việc che dấu sự thật cuối cùng...
Tự chương 1: Tướng sĩ (thầy bói)
Cảng Tuyền Châu, Quyên Chi Quốc.
Nơi đây là một hải cảng nằm ở phía Đông Nam của Quyên Chi Quốc, mặc dù không phải là thành thị lớn nhất nước nhưng nó đã trở thành cảng ngoại thương hàng đầu. Tuy phía Bắc của Quyên Chi Quốc còn có các cảng mậu dịch với Cao Lệ và Uy Quốc cũng có quy mô tương đối lớn, nhưng Tuyền Châu nằm ở Đông Nam, có sự tiện lợi về địa lý, cho nên luôn rộng mở đón lấy dòng chảy mậu dịch từ các nước Nam Dương. Ở nơi này, có thương nhân đến từ Xiêm La và Trảo Oa, cũng vừa đó các nhà buôn từ Tân Địch Á lẫn Mạt Tư, thậm chí thỉnh thoảng còn thấy được những đội tàu đến từ A Lỗ Ba Ni Á. Cảng khẩu này được họ mang tới vô số những bảo vật muôn màu muôn vẻ từ các quốc gia, lại cũng từ đó họ chuyển về quốc thổ của mình những vóc tơ lụa hảo hạng. Suốt mấy trăm năm qua, Quyên Chi Quốc đã tích lũy được một vốn lớn kỹ thuật đóng tàu biển, nên vượt rất xa các quốc gia ấy. Những chiếc thuyền buồm khổng lồ và các nhà hàng hải của Quyên Chi Quốc, đó chính là sự bảo chứng an toàn! Những thương nhân này thường là đi thương thuyền từ quốc gia của họ đến rồi ngồi thuyền buồm của Quyên Chi Quốc về nước, những điều này càng khiến cho cảng Tuyền Châu ngày càng thêm phát triển. Dù Giang Nam đông đúc và giàu có hơn Tuyền Châu nhưng tại đây, mới có thể nhìn thấy được tường tận phong thái thương lữ của các quốc gia.
Dưới cảnh tượng nhộn nhịp nơi đây, có hai lữ khách đang hòa mình vào dòng người hối hả, họ chính là thái tử Lưu Nham của Quyên Chi Quốc và cận vệ thiếp thân Quế Trọng Hải đã chuồn khỏi kinh thành. Thái tử năm nay mười tám, thân hình cao to. Từ nhỏ sống ở chốn thâm cung, hắn luôn hướng ra thế giới bên ngoài. Lần này, có được cơ hội thoát khỏi hoàng thành, suốt một đường du sơn ngoạn thủy vui quên trời đất. Hôm nay, hắn máu nóng bừng bừng, muốn đến tìm hiểu thêm về Tuyền Châu, kinh đô của vạn quốc.
Chuyến đi này đã khiến hộ vệ Quế Trọng Hải phải đau đầu không thôi. Một nửa vì tuân lệnh, một nửa do bị bức hiếp nên mấy tháng nay, cuộc sống của lão ngày nào cũng trôi qua trong run sợ, ăn bữa nào biết bữa nấy. Nếu bị hoàng thượng bắt về, chắc cú là thái tử sẽ mất hứng, cuộc sống ngày sau cam đoan sẽ không có lúc nào thơm tho. Nếu thái tử xảy ra chuyện gì sơ xuất, đó chính là họa diệt tộc. Căn bản là lần này chỉ có khổ, không sướng chút nào. Chả biết kiếp trước tạo nên nghiệt duyên gì với em Hường Hana mà giờ lại bị điều đến hầu hạ vị thái tử gia này đây, từ nhỏ tới giờ không cho mình một ngày yên ổn. Thế nhưng so với hiện tại, những gì trong quá khứ thật sự không đáng kể. Tâm nguyện duy nhất hiện thời của gã chính là thái tử sớm ngày chơi bời cho thỏa mãn, bản thân sớm được về cung, nếu không cái mạng già này sẽ sớm bị Diêm Vương giũ sổ.
Nghĩ đến đây, Quế Trọng Hải giương mắt thoáng nhìn vị "tiểu ma đầu" mình chăm sóc từ tấm bé. Nói thật, thời gian mình hầu hạ vị "tiểu ma đầu" này còn nhiều hơn thời gian hắn bên cạnh phụ hoàng không biết bao nhiêu lần. Thân là công công, tự nhiên tuyệt hậu, cho nên tình cảm của Quế Trọng Hải dành cho thái tử còn mang cả tình thương của một người cha. Lão hy vọng lần trải nghiệm này hắn sẽ cảm nhận được sự khốn khó của dân gian, thấy được thế giới rộng lớn, tương lai có thể trở thành một vị hoàng đế tài đức và sáng suốt. Nếu được vậy, thật không phí công bản thân phải khổ cực trong suốt bao năm qua! Còn Lưu Nham, tất nhiên là không biết những cảm xúc tuôn trào bất định của Quế Trọng Hải, vẫn hồn nhiên lựa chọn những món ăn vặt lẫn đồ chơi nho nhỏ mới lạ đầy cám dỗ ven đường. Đúng lúc hắn đang phiền muộn không dứt vì không chọn được một cái tượng đất nung hình trẻ con nào vừa ý, bên tai bỗng vang lên tiếng rao:
- Xem tướng, xem tướng! Ma y thần tướng, xem thiên địa huyền cơ, thấu mọi sự nhân gian!
Suốt một đường rong chơi, Lưu Nham coi như cũng thấy được khá nhiều thầy tướng số, nhưng kẻ dám buông ra mấy câu ngông cuồng kiểu “xem thiên địa huyền cơ, thấu mọi sự nhân gian” thì lần đầu mới thấy, điều này khiến hắn không khỏi hứng thú nên lập tức nhìn sang nơi phát ra tiếng nói. Hắn chỉ thấy một lão tướng sĩ mặt trắng râu dài vận thanh sam trường bào, thoạt trông cũng khá là khí khái, không giống mấy kẻ bịp bợm kiếm cơm. Vừa lúc này, lão tướng sĩ kia cũng nhìn thấy hắn, bèn vuốt râu cười rồi nói:
- Mời vị công tử này, hẳn là muốn xem tướng chăng?
Nếu người ta đã nói thế thì Lưu Nham cũng không từ chối. Hắn buông tượng đất xuống rồi tiến tới nghênh đón:
- Lão trượng, thỉnh! Người xem tướng ta có gì để nói hay không?
Lão tướng sĩ đánh giá trên dưới trái phải hắn một hồi, lại nhìn thoáng qua Quế Trọng Hải đang đuổi tới rồi thản nhiên đáp:
- Xem tướng lão bộc mười văn tiền, xem tướng công tử mười lượng bạc.
- Sao lại chênh lệch nhiều đến thế? Tướng sĩ người không thể troll người khác như vậy được!
Lưu Nham nghe xong, không khỏi tức giận.
Lão tướng sĩ mỉm cười:
- Xem cho lão bộc là xem vạn sự nhân gian, còn xem cho công tử người là dò trộm thiên cơ, tự nhiên bất đồng!
Vừa nghe xong, trong lòng Lưu Nham khẽ máy, lập tức kéo Quế Trọng Hải tới rồi cười đểu:
- Nếu là vậy, lão trượng cứ xem cho y một lần, coi thử ngươi đoán có đáng giá mười văn hay không!
Lão tướng sĩ cẩn thận dò xét Quế Trọng Hải, sau đó khẽ giọng:
- Cây không rễ, trống mái khó phân!
Lưu Nham lẫn Quế Trọng Hải đều kinh hãi. Thân là Đông cung hộ vệ, tuy Quế Trọng Hải là công công nhưng lần này xuất cung lão đã gắn thêm một chòm râu giả, vì sao thoáng cái đã bị lão tướng sĩ này nhìn thấu? Lưu Nham lập tức thu hồi vẻ châm biếm, nghiêm mặt nói:
- Mời lão trượng xem cho tại hạ!
Lão tướng sĩ hạ giọng:
- Tướng của công tử, quý không thể tả, dưới một người mà trên vạn người. Tương lai chỉ e sẽ trở thành thiên hạ nhất nhân.
Lưu Nham nghe xong lấy làm lạ. Đương nhiên lão tướng sĩ không biết thân phận của mình, xem ra người này có vài phần bản lãnh. Hắn liền bước tới, móc từ trong tay áo ra mười lượng bạc và mười văn tiền đưa cho lão tướng sĩ rồi nói:
- Vừa rồi thất kính! Lão tiên sinh, thỉnh lão tiên sinh xem tướng cho tại hạ.
Lão tướng sĩ thu bạc vào, hỏi ngày sinh tháng đẻ của Lưu Nham xong rồi nói:
- Không biết công tử muốn hỏi điều gì?
Lưu Nham vốn không định xem tướng, bị hỏi thế thì không biết làm sao, bèn nói:
- Vậy xin hỏi vận trình hôm nay như thế nào?
Lão tướng sĩ vừa nghe, tay vẫn không dừng tính, miệng thì lẩm nhẩm rồi bỗng nhiên mở miệng nói:
- Chúc mừng công tử! Hôm này ngày lành sẽ gặp được quý nhân. Quẻ phán: Văn vương mộng hùng, rồng về biển rộng!
Lưu Nham nghe xong, trong lòng mừng rỡ. Văn vương mộng hùng là sự tích năm xưa Chu Văn Vương nằm mơ thấy một con phi hùng bắt được mãnh hổ, sau đó tìm được tân khách ở bờ sông Vị Thủy là Khương Tử Nha trợ giúp mình bình định thiên hạ. “Chẳng lẽ hôm nay mình cũng sắp gặp được lương thần trị thế sao?” Nghĩ tới đây, Lưu Nham bèn chắp tay:
- Được lời tốt lành của lão tiên sinh, đạ tạ!
Dứt lời, vừa định đứng dậy định đi thì bị lão tướng sĩ ngăn lại:
- Công tử gượm đã, lão hủ còn vài lời muốn tặng!
- Hả? Thỉnh lão tiên sinh dạy bảo!
Lão tướng sĩ nói không nhanh không chậm:
- Nhiều năm trước đây, khi gia tổ tâm huyết dâng trào đã từng thôi diễn một quẻ. Quái tượng hiện ra chỉ rằng, một giáp sau thì thiên địa sẽ phân chia, nghiệp hỏa khắp nơi. Lão hủ vừa tính ra mệnh lý của công tử, thấy rằng chuyện này ứng vào vận của người. Xin công tử làm việc thật cẩn thận, đó mới là may mắn của vạn dân!
Lưu Nham nghe xong vẫn không rõ, lại mơ hồ cảm thấy đây không phải là chuyện tốt nên bèn nói:
- Lão tiên sinh cứ nói thẳng, đừng ngại!
Lão tướng sĩ thản nhiên chắp tay cười rộ lên:
- Chuyện này liên quan tới thiên cơ, thực không dám nói rõ, xin công tử thứ lỗi! Ta và người duyên phận chưa hết, tương lai sẽ có ngày gặp lại. Hôm nay xin tạm biệt từ đây!
Dứt lời bèn xoay người tiêu diêu đi mất.
- Thiên địa sơ phân, nghiệp hỏa khắp nơi?
Lưu Nham lẩm bẩm câu này vài lần rồi nghĩ: “Trời đất đã sớm tách ra, sao lại nói sơ phân? Nghiệp hỏa khắp nơi, đây không phải ám chỉ thiên hạ sắp sửa đại loạn sao?”
Quế Trọng Hải khẽ vỗ vai Lưu Nham vài lượt rồi nói:
- Chủ nhân cần gì phải ở đây cởi ách mê hoặc. Tướng sĩ kia nói chắc gì đã đúng, tương lai sẽ kiểm chứng. Bây giờ thật sự không cần phí sức.
Lưu Nham nghĩ cũng phải, bèn bỏ qua chuyện này, tiếp tục dạo phố tìm vui.