Tôi không biết mình đã đưa mẹ vào viện thế nào, chỉ biết khi thăm khám xong bác sĩ nói với tôi mẹ tôi chỉ bị thương nhẹ, máu mất cũng không quá nhiều nên chỉ cần nằm viện một hai ngày là ra. Mẹ tôi nằm trên giường bệnh vừa khóc vừa nói:
– Tao sẽ sắp xếp cho mày đi nước ngoài. Tao sẽ làm thủ tục cho mày đi.
Tôi nhìn mẹ lắc đầu đáp:
– Không cần. Con không đi nước ngoài. Con sẽ xin đi dạy ở ngoài đảo hoặc ở một chỗ nào đó anh Phong không biết.
– Mày không đi nước ngoài là để lén lút gặp nó chứ gì? Tao bảo mày phải đi.
– Mẹ đừng ép người quá đáng. Con giun xéo lắm cũng quằn đấy mẹ ạ.
Mẹ tôi nghe vậy ngồi phắt dậy rít lên:
– Mày nói cái gì? Mày định chống đối tao à?
– Con đang rất nghe lời mẹ thế nên mẹ đừng có ép con. Năm ấy mẹ lấy bà nội ra ép con, nếu lần này mẹ vẫn không có lương tâm như vậy con không ngại chống đối lại mẹ đâu.
Mẹ tôi chợt túm lấy tóc tôi chửi mắng:
– Mày dám chống lại tao? Mày không cần chống, tao chết đi cho mày vừa lòng.
Tôi bị mẹ túm tóc liền kéo tay mẹ ra, trong một khỏanh khắc như phát điên gào lên:
– Được. Vậy mẹ muốn chết con không cản.
Mẹ tôi nghe xong bật khóc tu tu nói:
– Xuân. Mày vì nó mà nhẫn tâm nhìn tao chết hả? Mày là thứ con bất hiếu
– Con bất hiếu? Tám năm trước mẹ lấy bà nội ra để ép con phải rời xa Phong, tám năm sau mẹ lấy cái chết ra để ép con phải rời xa anh ấy tiếp. Mà rời xa anh ấy vì cái gì? Vì sự ích kỉ của mẹ, vì mẹ muốn giữ hạnh phúc của mẹ cho trọn vẹn. Nhưng mẹ nghĩ đi, tại sao lúc nào mẹ cũng sống trong lo sợ? Bởi hạnh phúc của mẹ là do mẹ cướp của người khác về nên mẹ lúc nào cũng nơm nớp sợ. Mẹ sợ con lấy anh Phong thì mẹ chỉ còn đứng trên danh nghĩa là mẹ con, mẹ sợ bố quay lại với bác Nhân, mẹ sợ người đời đàm tiếu. Nhưng con nói thật cho mẹ nghe đây này, nói thật từ trong thâm tâm con. Một người đi cướp chồng người khác, gián tiếp khiến người ta sẩy thai như mẹ thì không hề có tư cách gì để dạy dỗ con cả. Con chẳng sai cái gì, duy chỉ có một cái sai là con được sinh ra từ mẹ.
Mẹ tôi dường như không tin nổi vào những gì tôi nói cả người sững lại. Tôi nhìn mẹ tôi nói tiếp:
– Mẹ thấy bác Nhân về nên càng lo sợ thứ hạnh phúc đi cướp kia bị lung lay chứ gì?
– Mày dám nói những lời này với tao? Tao chết cho mày vừa lòng
– Tuỳ mẹ.
Mẹ tôi tháo đống dây truyền ném bịch xuống đất thét lên:
– Mày… mày phải rời xa thằng Phong cho tao
– Rời xa anh ấy hay không mẹ cũng không có tư cách để ép con.
– Mày nói gì?
Tôi nhìn mẹ tôi, nhìn rất lâu cuối cùng không đáp đi thẳng ra ngoài. Bố tôi biết tin cũng tức tốc vào viện, khi vừa thấy tôi ở ngoài liền nói lớn:
– Rốt cuộc là mẹ con làm sao mà bị thương như vậy?
Tôi nhìn bàn tay băng bó tạm bợ của mình cúi đầu đáp:
– Bố ở đây chăm sóc mẹ, con về qua nhà với Mun.
Trời mùa thu nắng khô lại có chút lành lạnh, tôi không đợi bố trả lời đã đi xuống dưới. Khi vừa xuống đến cổng bệnh viện chợt có điện thoại. Là một số lạ, vừa mở máy ra đã nghe tiếng bà Nhân cất lên:
– Cô Xuân, cô đang ở đâu? Cô đã nghĩ kĩ chưa? Tôi muốn gặp cô nói rõ ràng
Tôi lấy hết dũng khí đáp lại:
– Cháu đang ở bệnh viện tỉnh, bác có thể qua đón cháu được không?
– Được. Ở đó chờ tôi
Độ năm phút sau bà Nhân cũng lái xe ô tô đến. Con xe sang trọng đỗ sát bên lề đường hạ cửa kính xuống nói:
– Lên xe đi
Tôi gật đầu mở cửa sau bước lên. Khi lên đến xe bà Nhân liền hỏi:
– Cô muốn đi đâu?
– Nói chuyện trong xe này cũng được bác ạ.
– Thế thôi, để tôi chở cô về nhà tôi, nhà tôi ngay ở đường bao biển thôi.
Tôi không từ chối mà lặng lẽ gật đầu. Bà Nhân lái xe đưa tôi thẳng về căn biệt thự to lớn ở ngay đường bao biển. Trước kia khi lên Hạ Long ở nhà bố Phong tôi đã thấy căn biệt thự ấy xa hoa rồi, thế nhưng nếu so với căn biệt thự này của bà Nhân thì đúng là kém xa. Khi vào trong nhà bà Nhân rót nước cho tôi rồi nói:
– Tôi nói nhanh gọn thôi, con bé Mun tôi gặp nó rồi, rất xinh xắn, thông minh. Ngoài công ty bên nước ngoài tôi còn có công ty ở Hà Nội và cả Hạ Long. Tài sản của tôi cũng chỉ để cho con cháu thừa kế, chỉ cần cô đồng ý để tôi nuôi Mun thì một phần ba số tài sản tôi sẽ dành cho nó.
Tôi cúi mặt, bấu chặt tay đáp:
– Thực ra, hôm nay cháu cũng muốn đến gặp bác để nhờ bác giúp cháu việc này. Cháu không cần bác cho Mun tài sản gì cả, chỉ muốn bác có thể nhanh chóng đón Mun về nuôi. Trên danh nghĩa Mun vẫn là con gái của mẹ cháu và bố anh Phong. Nhưng cháu biết so với bố anh Phong giờ quyền lực của bác còn lớn hơn rất nhiều, mẹ cháu chăm sóc Mun không tốt, để con bé bị bắt cóc, có cả đoạn video mẹ cháu nổi cơn điên chửi mắng cháu trước mặt Mun, và hôm nay thì có đoạn video mẹ cháu chửi bới cháu, dùng dao để tự tử trong căn hộ của cháu. Những đoạn video này đều là trích xuất từ camera ở nhà, tuy không quá rõ nét nhưng vẫn nhìn thấy được mọi sự việc. Cộng thêm việc có bản xét nghiệm ADN của anh Phong, chỉ cần anh Phong đồng ý, cháu nghĩ bác sẽ nhanh chóng dành được quyền nuôi con bé.
Nghe tôi nói đến đây bà Nhân khựng người lại, chén trà trên tay cũng đứng thững không nhúc nhích. Phải mất một lúc lâu sau bà mới cất lời:
– Sao tự dưng cô lại thay đổi suy nghĩ?
– Vì cháu suy nghĩ rồi, bác nói đúng, cháu không thể để Mun sống dưới sự giáo dục của mẹ cháu. Một người như vậy không thể để cho nuôi Mun. Trước kia cháu bị chèn ép, quyền không có, thế thì không, và đến giờ cháu cũng chỉ là một giáo viên bình thường. Để đấu lại với mẹ cháu cháu hoàn toàn không có khả năng, nếu như Mun không thể sống cùng mẹ thì ít nhất sống cùng bố và bà nội cũng được an ủi phần nào. Cháu tin, bác có thể giáo dục anh Phong tốt như vậy thì cũng sẽ dạy dỗ Mun nên người. Cháu chỉ xin bác một điều, bác muốn gì cũng được, nhưng xin bác giữ lời hứa cho cháu được thăm Mun mỗi khi nhớ con bé. Cháu chỉ cần vậy thôi.
Bà Nhân bất chợt cười nhạt nói:
– Không phải cô đồng ý để tôi đồng ý ngược lại cho cô và thằng Phong ở cạnh nhau đấy chứ?
Nghe đến đây, tim tôi như bị siết lại, sống mũi cũng cay xè đáp:
– Nếu như… nếu như cháu cầu xin bác để cháu ở cạnh anh Phong liệu bác có đồng ý không?
– Cô không sợ mẹ cô à?
– Chỉ cần bác đồng ý thì cháu sẵn sàng ở cạnh anh ấy dù mẹ cháu ngăn cấm.
– Thế nên cô mới bán đứng mẹ cô bằng những đoạn video này?
– Không phải cháu bán đứng mẹ cháu, mà cháu muốn bảo vệ con gái mình.
– Tôi nói tôi không đồng ý thì sao? Cô nghĩ xem, tôi làm sao có thể đồng ý khi cô là con gái ruột của mẹ cô chứ? Mỗi lần thấy cô tôi đều cảm thấy đau lòng, cảm thấy rất phẫn uất, tôi sẽ không đồng ý đâu.
– Cháu biết, cháu biết bác rất hận mẹ cháu. Đến chính bản thân cháu còn không thể thông cảm nổi cho mẹ cháu huống hồ là bác. Nếu là cháu cũng không chắc cháu đủ bao dung vị tha mà tha thứ. Chỉ là cháu muốn được một lần đứng lên xin bác, muốn một lần có thể đứng trước mặt bác mà xin bác cho cháu một cơ hội để được ở cạnh anh Phong. Cháu biết bác rất thương anh Phong, bác khác mẹ cháu, bác là người phụ nữ trí tuệ, thương con nên dù có cơ hội hay không cháu vẫn muốn thử. Bảy năm rời xa cháu anh ấy phải đi điều trị tâm lý, giờ lại thêm việc Mun rất quấn cháu. Nếu như được, cháu xin bác có thể vì anh Phong, vì cháu nội mà chấp nhận cháu.
Bà Nhân nghe tôi nói đặt mạnh ly trà xuống bàn hai mắt đỏ hoe nói:
– Cô cũng khéo ăn nói đấy nhỉ? Nhưng cô nghĩ đi, cô khổ sở, thằng Phong tôi không khổ sở sao? Bao nhiêu năm bôn ba xứ người tôi khổ thế nào? Đã bao lần trầm cảm chỉ muốn chết đi cho xong, cô không có lỗi, nhưng sinh ra từ con đàn bà kia đó là lỗi của cô rồi.
Tôi nhìn bà Nhân, nước mắt chảy ra, khóc không phải vì thương bản thân mà vì thương bà. Tôi đến đấy mặt dày xin bà tha thứ quả là vô liêm sỉ, thế nhưng tôi nào có lỗi? Tôi cũng đâu muốn được sinh ra bởi người mẹ như mẹ tôi? Tôi nào có lựa chọn nào? Tôi vừa khóc vừa nói:
– Bác. Cháu biết bác rất tổn thương, nhưng thực sự chính bản thân cháu cũng không được lựa chọn sinh ra từ ai. Nếu như cháu được chọn cháu không bao giờ chọn sinh ra từ mẹ cháu. Ai nói cháu bất hiếu cũng được, nhưng cháu thật sự không bao giờ muốn được là con của mẹ cháu. Bác có thể để cháu bù đắp tổn thương mẹ cháu gây ra không? Bác biết mà, gia đình tan vỡ là cảm giác đau khổ, tuyệt vọng thế nào. Nếu như cháu rời xa anh Phong, rời xa Mun biến mất vĩnh viễn liệu rằng bác có thật sự hạnh phúc không? Con trai, cháu nội bác đau khổ liệu bác có vui vẻ hả hê không? Cháu có đi khỏi đây mẹ cháu cũng đâu có đau khổ? Thậm chí cháu đi rồi mẹ cháu càng hạnh phúc, rồi rốt cuộc người lẽ ra phải chịu đau khổ thì không đau khổ, còn người đau khổ lại là cả ba người chúng cháu.
Bà Nhân nhìn tôi, rất lâu rồi nói:
– Nếu tôi vẫn nhất quyết không đồng ý thì sao? Nếu tôi làm khó thằng Phong, nếu tôi cũng ép nó phải chọn lựa giữa tôi và cô thì sao?
– Nếu bác vẫn nhất quyết không đồng ý cháu sẽ nói lời chia tay với anh Phong. Cháu biết anh Phong rất thương bác, từ nhỏ cháu biết bác là người anh ấy thương nhất nên nếu phải lựa chọn thì chỉ khiến anh ấy tổn thương mà thôi. Cháu không muốn anh ấy phải lựa chọn nhưng cũng không muốn giống tám năm trước khiến anh ấy tổn thương nặng nề phải đi điều trị tâm lý. Cháu… sẽ hỏi ý kiến anh ấy.
– Cô cũng cáo già nhỉ? Cô thừa biết nếu hỏi nó nó còn lâu mới đồng ý chia tay mà.
– Nhưng nếu không hỏi, nếu lần nữa bỏ đi, bác nghĩ xem liệu anh ấy có chịu nổi thêm cú sốc này không bác?
– Cô đừng tự đề cao mình quá. Tôi sẽ có cách khiến nó phải đồng ý thôi.
Tôi nhìn bà Nhân, lấy toàn bộ dũng khí suốt hai mươi tám năm trên đời mà nói:
– Vâng. Cháu biết nếu bác đã ra tay anh Phong không đồng ý cũng phải đồng ý. Cháu cũng biết tạm thời bác có thể chưa chấp nhận được cháu nên cháu muốn cả cháu và bác cùng anh Phong có thời gian suy ngẫm lại mọi chuyện. Đầu năm học mới trường cháu đang thừa giáo viên dạy Toán, ở ngoài đảo Quan Lạn thì lại đang thiếu một giáo viên. Cháu sẽ xin ra ngoài đó dạy ba năm, cháu sẽ ghi địa chỉ của cháu cho bác, bất cứ khi nào bác chấp nhận cháu có thể đưa địa chỉ này cho anh Phong.
Bà Nhân nhìn tôi nhếch mép khinh bỉ:
– Tôi thấy cô hình như rất tự tin về mình. Cô nghĩ cô đi rồi thằng Phong sẽ mãi nhớ nhung đến cô sao?
– Cháu không tự tin về mình, cháu chỉ tin vào tình cảm của anh Phong dành cho cháu, tin vào việc bác rất thương con thương cháu. Bác sẽ không nhẫn tâm nhìn con cháu mình đau khổ.
– Lẽ ra cô phải dạy Văn chứ không phải dạy Toán. Lý lẽ rất thuyết phục, nhưng tôi thì thừa nhẫn tâm đấy. Nếu mười, hai mươi năm nữa tôi mới chấp nhận cô thì sao?
– Miễn là bác chấp nhận thì cháu hoàn toàn có thể đợi được. Nhưng cháu năm nay đã hai mươi tám tuổi rồi, bác lại chỉ có anh Phong, nếu như mười, hai mươi năm nữa cháu sợ quá tuổi sinh đẻ, cháu vẫn mong bác có thể chấp nhận sớm, phụ nữ sinh con trước ba mươi tuổi thì vẫn tốt hơn ạ.
– Cô không sinh con cho thằng Phong thì thiếu gì đứa con gái khác muốn sinh con cho nó?
– Dạ vâng. Bác nói đúng, không thiếu đứa con gái khác muốn sinh con cho anh Phong nhưng quan trọng anh Phong lại không hề muốn sinh con với người khác bác ạ.
Bà Nhân bất chợt cười thành tiếng rồi nói:
– Từ nãy nói chuyện với cô tôi luôn thấy cô rất tự tin, cô nghĩ đàn ông trên đời này chung thuỷ vậy sao? Cô nghĩ thằng Phong nó chung thuỷ vậy hả? Nó suy cho cùng cũng là đàn ông? Chắc gì nó đã tuyệt đối chung thuỷ như cô nghĩ?
– Thực ra cháu nghĩ bác hiểu anh Phong hơn cả cháu. Nếu anh ấy chung thuỷ thật sự thì đó là điều bác rất tự hào đúng không bác?
– Cô!!! Cô đúng là giảo hoạt. Nhưng đừng nghĩ tôi sẽ chấp nhận cô, tôi sẽ không chấp nhận đâu. Còn chuyện con bé Mun, cô gửi đoạn video cho tôi, ngay lập tức tôi sẽ thuê luật sư giỏi nhất để giành quyền nuôi con bé. Tôi cũng sẽ nói chuyện với bố thằng Phong, kiểu gì ông ta cũng phải đồng ý. Còn cô xong việc rồi về đi, tốt nhất cô nên rời xa thằng Phong sớm đi.
Tôi nhìn bà Nhân, đứng dậy khẽ nói:
– Dạ vâng. Cháu còn một chuyện này muốn nói ạ
– Chuyện gì?
– Cháu muốn đón Mun về căn hộ của anh Phong vài ngày. Sau khi giải quyết xong thủ tục ly hôn cháu sẽ đi.
– Tuỳ cô.
– Cháu cảm ơn bác. Cháu vẫn để địa chỉ trường ở đây, vẫn mong bác có thể suy xét lại và chấp nhận cháu.
Tôi nói xong cũng bước ra ngoài. Khi nãy ở viện lòng nặng trĩu nhưng ra khỏi đây lại cảm thấy nhẹ nhõm. Tôi bắt taxi về nhà đón Mun rồi gửi chìa khoá nhà cho cô hàng xóm. Khi về đến căn hộ của Phong tôi cũng thấy bà Nhân từ trong bước ra. Có lẽ sau khi tôi rời khỏi nhà bà bà cũng đã đến đây. Thấy Mun bà bỗng dừng lại đi về phía tôi và con bé rồi nói:
– Bé con, còn nhớ bà không?
Mun nhìn bà Nhân cười đáp lại:
– Dạ. Con nhớ, hôm trước bà vừa đến trường con mà, còn cho cả lớp con nhiều kẹo, con còn chưa cảm ơn bà nữa
– Ôi, con bé này ngoan quá.
– Hihi chị Xuân dạy con phải biết cảm ơn và xin lỗi đó bà. Bà cho bọn con kẹo, bọn con phải nói lời cảm ơn bà
Bà Nhân nhìn Mun, vẻ mặt đầy xúc động nói tiếp:
– Gọi bà nội đi con.
– Bà nội ạ? Sao bà lại là bà nội con ạ?
– Con cứ gọi bà là bà nội đi. Gọi đi con
Mun nhìn tôi, tôi khẽ gật đầu, con bé liền tít mắt:
– Bà nội.
Bà Nhân nghe đến đây tôi chợt thấy mắt bà đỏ hoe. Bà định giơ tay ra ôm lấy con bé nhưng rồi lại khẽ buông thõng gật đầu đáp:
– Ngoan lắm.
Nói xong bà cũng nói với con bé mấy câu rồi đi về. Tôi nhìn bóng bà cảm thấy xót xa, trong lòng đầy tâm trạng. Khi dắt Mun vào căn hộ cũng thấy Phong đang đứng ở cửa sổ, hai tay anh chắp lại phía sau dáng vẻ cô đơn vô cùng. Tôi nhìn anh khẽ nói:
– Anh về từ lúc nào thế?
Nghe giọng tôi Phong mới quay lại, đôi mắt u uất nhưng vẫn nở một nụ cười với Mun:
– Mun. Nhớ anh Phong không?
– Em có ạ.
Nói rồi con bé sà vào lòng Phong. Phong đưa tay vuốt mấy sợi tóc trên mặt con bé hỏi bông đùa:
– Vậy có muốn sang đây ở với anh với chị Xuân không?
– Có chứ ạ?
– Không nhớ bố mẹ à?
– Không, Mun chả nhớ tí nào. Ở nhà bố mẹ cũng toàn đi vắng, toàn để Mun ở một mình với bác Vân (bác giúp việc). Mun chỉ thích ở với chị Xuân thôi
Phong ngước mắt lên nhìn tôi rồi chợt nhìn vào bàn tay băng bó của tôi hỏi:
– Tay em sao thế?
– Em không sao đâu.
Phong thấy vậy lôi tôi vào bàn rồi tháo băng ra. Khi vừa thấy vết thương anh không nói không rằng chỉ lặng lẽ dùng nước sát khuẩn lau sạch rồi băng lại bằng miếng băng khác. Xong xuôi anh nói:
– Đằng nào tay cũng đau thế này, hay là mình ra ngoài đi ăn, tiện cho Mun đi chơi một lúc. Cứ bắt Mun học hành mãi cũng không tốt
Tôi gật đầu thay quần áo xong cả nhà cùng đi ra nhà hàng ăn cơm. Suốt cả buổi tôi cứ cảm thấy bầu không khí hôm nay có chút gượng gạo, cảm thấy Phong có gì đó muộn phiền trong lòng. Tôi cũng đoán mẹ anh đến, có lẽ đã nói gì đó nên anh mới như vậy.
Ăn xong cho Mun đi chơi một lúc con bé cũng mệt nhoài. Khi về nhà vừa tắm xong liền ngủ vật ra. Tôi bế Mun vào phòng rồi đi tắm, khi tắm xong ra ngoài cũng thấy Phong đang ngồi lặng lẽ ở ghế sofa, mùi hương sữa tắm còn ngan ngát xung quanh. Tôi nhìn anh khẽ nói:
– Hình như anh có gì không vui đúng không?
Phong không trả lời câu hỏi của tôi mà hỏi lại:
– Em có gì muốn nói với anh không?
Tự dưng nghe đến câu này tôi bỗng thấy mắt cay cay. Ban nãy trước khi tắm tôi nhận được tin nhắn của mẹ anh. Tôi nhìn anh rất lâu rồi mới cất lên lời:
– Anh muốn em nói gì?
– Tay em… sao em lại bị thương?
– Em… em không sao
– Lại nói dối. Chứ không phải vì mẹ em sao?
Tôi nghe vậy cũng không biết nói gì. Phong lại nói:
– Còn gì muốn nói với anh nữa không?
Những câu nói trong miệng muốn nói ra lại nghẹn ngay cổ họng. Tôi nhìn anh hỏi:
– Mẹ anh ban nãy đến… nói gì với anh?
Phong đưa tay vuốt mấy sợi tóc trên má tôi, anh không đáp mà nói:
– Xuân. Có phải em định nói chia tay với anh không? Em không cần nói đâu, anh đồng ý.
Nghe đến đây tôi ngước lên nhìn Phong, tự dưng nước mắt thi nhau chảy. Trong tim bỗng cảm thấy nhói như có kim đâm. Từng giọt từng giọt nước mắt chảy xuống, rồi đột nhiên bật khóc nức nở. Phong thấy tôi khóc mắt cũng đỏ lên rồi nói:
– Đừng khóc. Không sao đâu, ít ra lần này em cũng muốn hỏi anh, ít ra lần này cũng không còn là vì mẹ em nữa
Tôi vùi đầu vào lòng anh vừa khóc giọng cũng lạc đi:
– Phong. Em không muốn chia tay. Là tạm chia tay, là tạm chia tay thôi anh.
– Ừ. Là tạm chia tay, là chúng ta sẽ lại quay lại.
– Vâng. Bất cứ khi nào mẹ anh đồng ý, anh đi tìm em nhé. Được không? Anh đừng yêu ai khác, được không? Em xin đính chính lại, là tạm chia tay thôi, là tạm chia tay đến khi mẹ anh chấp nhận em thôi. Được không?
– Anh nghe rõ rồi, là tạm thôi. Anh hứa. Chắc chắn kiểu gì mẹ anh cũng sẽ đồng ý thôi.
Tôi nghe xong cũng không còn khóc nữa, rõ ràng là sắp phải chia tay, rõ ràng là sắp phải xa nhau nhưng tôi không còn cảm giác đau đớn thống khổ như tám năm trước. Phong nhìn tôi nói tiếp:
– Thực ra có một cách để mẹ anh dễ dàng đồng ý. Đó là giờ em có thai, tại sao em lại không muốn dùng cách đó?
Tôi nhìn Phong lắc đầu đáp:
– Em không muốn dùng cách đó, bởi vì em không muốn mang con ra làm công cụ trao đổi với mẹ anh. Mẹ anh đã chịu nhiều tổn thương rồi, em tôn trọng quyết định của mẹ anh. Khi nào mẹ anh sẵn sàng chấp nhận thì khi đó em cũng mới đủ tự tin để ở cạnh anh. Với lại đợt này em cũng muốn đi để mẹ em sẽ không gây khó dễ cho việc dành lại Mun của mẹ anh.
– Em nghĩ bao giờ mẹ anh sẽ chấp nhận?
– Mẹ anh không giống mẹ em, mẹ anh rất thương anh và Mun. Lúc ở ngoài kia khi Mun gọi bà nội mẹ anh suýt khóc. Em tin một người phụ nữ như mẹ anh sẽ thấu tình đạt lý, sẽ nhanh chấp nhận em thôi. Nhưng tất nhiên vẫn phải có tác động của anh nữa
Phong bất chợt cười kéo tôi vào lòng khẽ nói:
– Nếu mẹ anh mà nghe những lời này khéo lại đồng ý ngay ấy
– Vậy anh ghi âm lại cho mẹ anh nghe đi
– Đồ lưu manh.
– Lưu manh nhưng yêu anh
Phong bất chợt cúi xuống nhấc cằm tôi lên khẽ nói:
– Xuân. Anh yêu em
– Tao sẽ sắp xếp cho mày đi nước ngoài. Tao sẽ làm thủ tục cho mày đi.
Tôi nhìn mẹ lắc đầu đáp:
– Không cần. Con không đi nước ngoài. Con sẽ xin đi dạy ở ngoài đảo hoặc ở một chỗ nào đó anh Phong không biết.
– Mày không đi nước ngoài là để lén lút gặp nó chứ gì? Tao bảo mày phải đi.
– Mẹ đừng ép người quá đáng. Con giun xéo lắm cũng quằn đấy mẹ ạ.
Mẹ tôi nghe vậy ngồi phắt dậy rít lên:
– Mày nói cái gì? Mày định chống đối tao à?
– Con đang rất nghe lời mẹ thế nên mẹ đừng có ép con. Năm ấy mẹ lấy bà nội ra ép con, nếu lần này mẹ vẫn không có lương tâm như vậy con không ngại chống đối lại mẹ đâu.
Mẹ tôi chợt túm lấy tóc tôi chửi mắng:
– Mày dám chống lại tao? Mày không cần chống, tao chết đi cho mày vừa lòng.
Tôi bị mẹ túm tóc liền kéo tay mẹ ra, trong một khỏanh khắc như phát điên gào lên:
– Được. Vậy mẹ muốn chết con không cản.
Mẹ tôi nghe xong bật khóc tu tu nói:
– Xuân. Mày vì nó mà nhẫn tâm nhìn tao chết hả? Mày là thứ con bất hiếu
– Con bất hiếu? Tám năm trước mẹ lấy bà nội ra để ép con phải rời xa Phong, tám năm sau mẹ lấy cái chết ra để ép con phải rời xa anh ấy tiếp. Mà rời xa anh ấy vì cái gì? Vì sự ích kỉ của mẹ, vì mẹ muốn giữ hạnh phúc của mẹ cho trọn vẹn. Nhưng mẹ nghĩ đi, tại sao lúc nào mẹ cũng sống trong lo sợ? Bởi hạnh phúc của mẹ là do mẹ cướp của người khác về nên mẹ lúc nào cũng nơm nớp sợ. Mẹ sợ con lấy anh Phong thì mẹ chỉ còn đứng trên danh nghĩa là mẹ con, mẹ sợ bố quay lại với bác Nhân, mẹ sợ người đời đàm tiếu. Nhưng con nói thật cho mẹ nghe đây này, nói thật từ trong thâm tâm con. Một người đi cướp chồng người khác, gián tiếp khiến người ta sẩy thai như mẹ thì không hề có tư cách gì để dạy dỗ con cả. Con chẳng sai cái gì, duy chỉ có một cái sai là con được sinh ra từ mẹ.
Mẹ tôi dường như không tin nổi vào những gì tôi nói cả người sững lại. Tôi nhìn mẹ tôi nói tiếp:
– Mẹ thấy bác Nhân về nên càng lo sợ thứ hạnh phúc đi cướp kia bị lung lay chứ gì?
– Mày dám nói những lời này với tao? Tao chết cho mày vừa lòng
– Tuỳ mẹ.
Mẹ tôi tháo đống dây truyền ném bịch xuống đất thét lên:
– Mày… mày phải rời xa thằng Phong cho tao
– Rời xa anh ấy hay không mẹ cũng không có tư cách để ép con.
– Mày nói gì?
Tôi nhìn mẹ tôi, nhìn rất lâu cuối cùng không đáp đi thẳng ra ngoài. Bố tôi biết tin cũng tức tốc vào viện, khi vừa thấy tôi ở ngoài liền nói lớn:
– Rốt cuộc là mẹ con làm sao mà bị thương như vậy?
Tôi nhìn bàn tay băng bó tạm bợ của mình cúi đầu đáp:
– Bố ở đây chăm sóc mẹ, con về qua nhà với Mun.
Trời mùa thu nắng khô lại có chút lành lạnh, tôi không đợi bố trả lời đã đi xuống dưới. Khi vừa xuống đến cổng bệnh viện chợt có điện thoại. Là một số lạ, vừa mở máy ra đã nghe tiếng bà Nhân cất lên:
– Cô Xuân, cô đang ở đâu? Cô đã nghĩ kĩ chưa? Tôi muốn gặp cô nói rõ ràng
Tôi lấy hết dũng khí đáp lại:
– Cháu đang ở bệnh viện tỉnh, bác có thể qua đón cháu được không?
– Được. Ở đó chờ tôi
Độ năm phút sau bà Nhân cũng lái xe ô tô đến. Con xe sang trọng đỗ sát bên lề đường hạ cửa kính xuống nói:
– Lên xe đi
Tôi gật đầu mở cửa sau bước lên. Khi lên đến xe bà Nhân liền hỏi:
– Cô muốn đi đâu?
– Nói chuyện trong xe này cũng được bác ạ.
– Thế thôi, để tôi chở cô về nhà tôi, nhà tôi ngay ở đường bao biển thôi.
Tôi không từ chối mà lặng lẽ gật đầu. Bà Nhân lái xe đưa tôi thẳng về căn biệt thự to lớn ở ngay đường bao biển. Trước kia khi lên Hạ Long ở nhà bố Phong tôi đã thấy căn biệt thự ấy xa hoa rồi, thế nhưng nếu so với căn biệt thự này của bà Nhân thì đúng là kém xa. Khi vào trong nhà bà Nhân rót nước cho tôi rồi nói:
– Tôi nói nhanh gọn thôi, con bé Mun tôi gặp nó rồi, rất xinh xắn, thông minh. Ngoài công ty bên nước ngoài tôi còn có công ty ở Hà Nội và cả Hạ Long. Tài sản của tôi cũng chỉ để cho con cháu thừa kế, chỉ cần cô đồng ý để tôi nuôi Mun thì một phần ba số tài sản tôi sẽ dành cho nó.
Tôi cúi mặt, bấu chặt tay đáp:
– Thực ra, hôm nay cháu cũng muốn đến gặp bác để nhờ bác giúp cháu việc này. Cháu không cần bác cho Mun tài sản gì cả, chỉ muốn bác có thể nhanh chóng đón Mun về nuôi. Trên danh nghĩa Mun vẫn là con gái của mẹ cháu và bố anh Phong. Nhưng cháu biết so với bố anh Phong giờ quyền lực của bác còn lớn hơn rất nhiều, mẹ cháu chăm sóc Mun không tốt, để con bé bị bắt cóc, có cả đoạn video mẹ cháu nổi cơn điên chửi mắng cháu trước mặt Mun, và hôm nay thì có đoạn video mẹ cháu chửi bới cháu, dùng dao để tự tử trong căn hộ của cháu. Những đoạn video này đều là trích xuất từ camera ở nhà, tuy không quá rõ nét nhưng vẫn nhìn thấy được mọi sự việc. Cộng thêm việc có bản xét nghiệm ADN của anh Phong, chỉ cần anh Phong đồng ý, cháu nghĩ bác sẽ nhanh chóng dành được quyền nuôi con bé.
Nghe tôi nói đến đây bà Nhân khựng người lại, chén trà trên tay cũng đứng thững không nhúc nhích. Phải mất một lúc lâu sau bà mới cất lời:
– Sao tự dưng cô lại thay đổi suy nghĩ?
– Vì cháu suy nghĩ rồi, bác nói đúng, cháu không thể để Mun sống dưới sự giáo dục của mẹ cháu. Một người như vậy không thể để cho nuôi Mun. Trước kia cháu bị chèn ép, quyền không có, thế thì không, và đến giờ cháu cũng chỉ là một giáo viên bình thường. Để đấu lại với mẹ cháu cháu hoàn toàn không có khả năng, nếu như Mun không thể sống cùng mẹ thì ít nhất sống cùng bố và bà nội cũng được an ủi phần nào. Cháu tin, bác có thể giáo dục anh Phong tốt như vậy thì cũng sẽ dạy dỗ Mun nên người. Cháu chỉ xin bác một điều, bác muốn gì cũng được, nhưng xin bác giữ lời hứa cho cháu được thăm Mun mỗi khi nhớ con bé. Cháu chỉ cần vậy thôi.
Bà Nhân bất chợt cười nhạt nói:
– Không phải cô đồng ý để tôi đồng ý ngược lại cho cô và thằng Phong ở cạnh nhau đấy chứ?
Nghe đến đây, tim tôi như bị siết lại, sống mũi cũng cay xè đáp:
– Nếu như… nếu như cháu cầu xin bác để cháu ở cạnh anh Phong liệu bác có đồng ý không?
– Cô không sợ mẹ cô à?
– Chỉ cần bác đồng ý thì cháu sẵn sàng ở cạnh anh ấy dù mẹ cháu ngăn cấm.
– Thế nên cô mới bán đứng mẹ cô bằng những đoạn video này?
– Không phải cháu bán đứng mẹ cháu, mà cháu muốn bảo vệ con gái mình.
– Tôi nói tôi không đồng ý thì sao? Cô nghĩ xem, tôi làm sao có thể đồng ý khi cô là con gái ruột của mẹ cô chứ? Mỗi lần thấy cô tôi đều cảm thấy đau lòng, cảm thấy rất phẫn uất, tôi sẽ không đồng ý đâu.
– Cháu biết, cháu biết bác rất hận mẹ cháu. Đến chính bản thân cháu còn không thể thông cảm nổi cho mẹ cháu huống hồ là bác. Nếu là cháu cũng không chắc cháu đủ bao dung vị tha mà tha thứ. Chỉ là cháu muốn được một lần đứng lên xin bác, muốn một lần có thể đứng trước mặt bác mà xin bác cho cháu một cơ hội để được ở cạnh anh Phong. Cháu biết bác rất thương anh Phong, bác khác mẹ cháu, bác là người phụ nữ trí tuệ, thương con nên dù có cơ hội hay không cháu vẫn muốn thử. Bảy năm rời xa cháu anh ấy phải đi điều trị tâm lý, giờ lại thêm việc Mun rất quấn cháu. Nếu như được, cháu xin bác có thể vì anh Phong, vì cháu nội mà chấp nhận cháu.
Bà Nhân nghe tôi nói đặt mạnh ly trà xuống bàn hai mắt đỏ hoe nói:
– Cô cũng khéo ăn nói đấy nhỉ? Nhưng cô nghĩ đi, cô khổ sở, thằng Phong tôi không khổ sở sao? Bao nhiêu năm bôn ba xứ người tôi khổ thế nào? Đã bao lần trầm cảm chỉ muốn chết đi cho xong, cô không có lỗi, nhưng sinh ra từ con đàn bà kia đó là lỗi của cô rồi.
Tôi nhìn bà Nhân, nước mắt chảy ra, khóc không phải vì thương bản thân mà vì thương bà. Tôi đến đấy mặt dày xin bà tha thứ quả là vô liêm sỉ, thế nhưng tôi nào có lỗi? Tôi cũng đâu muốn được sinh ra bởi người mẹ như mẹ tôi? Tôi nào có lựa chọn nào? Tôi vừa khóc vừa nói:
– Bác. Cháu biết bác rất tổn thương, nhưng thực sự chính bản thân cháu cũng không được lựa chọn sinh ra từ ai. Nếu như cháu được chọn cháu không bao giờ chọn sinh ra từ mẹ cháu. Ai nói cháu bất hiếu cũng được, nhưng cháu thật sự không bao giờ muốn được là con của mẹ cháu. Bác có thể để cháu bù đắp tổn thương mẹ cháu gây ra không? Bác biết mà, gia đình tan vỡ là cảm giác đau khổ, tuyệt vọng thế nào. Nếu như cháu rời xa anh Phong, rời xa Mun biến mất vĩnh viễn liệu rằng bác có thật sự hạnh phúc không? Con trai, cháu nội bác đau khổ liệu bác có vui vẻ hả hê không? Cháu có đi khỏi đây mẹ cháu cũng đâu có đau khổ? Thậm chí cháu đi rồi mẹ cháu càng hạnh phúc, rồi rốt cuộc người lẽ ra phải chịu đau khổ thì không đau khổ, còn người đau khổ lại là cả ba người chúng cháu.
Bà Nhân nhìn tôi, rất lâu rồi nói:
– Nếu tôi vẫn nhất quyết không đồng ý thì sao? Nếu tôi làm khó thằng Phong, nếu tôi cũng ép nó phải chọn lựa giữa tôi và cô thì sao?
– Nếu bác vẫn nhất quyết không đồng ý cháu sẽ nói lời chia tay với anh Phong. Cháu biết anh Phong rất thương bác, từ nhỏ cháu biết bác là người anh ấy thương nhất nên nếu phải lựa chọn thì chỉ khiến anh ấy tổn thương mà thôi. Cháu không muốn anh ấy phải lựa chọn nhưng cũng không muốn giống tám năm trước khiến anh ấy tổn thương nặng nề phải đi điều trị tâm lý. Cháu… sẽ hỏi ý kiến anh ấy.
– Cô cũng cáo già nhỉ? Cô thừa biết nếu hỏi nó nó còn lâu mới đồng ý chia tay mà.
– Nhưng nếu không hỏi, nếu lần nữa bỏ đi, bác nghĩ xem liệu anh ấy có chịu nổi thêm cú sốc này không bác?
– Cô đừng tự đề cao mình quá. Tôi sẽ có cách khiến nó phải đồng ý thôi.
Tôi nhìn bà Nhân, lấy toàn bộ dũng khí suốt hai mươi tám năm trên đời mà nói:
– Vâng. Cháu biết nếu bác đã ra tay anh Phong không đồng ý cũng phải đồng ý. Cháu cũng biết tạm thời bác có thể chưa chấp nhận được cháu nên cháu muốn cả cháu và bác cùng anh Phong có thời gian suy ngẫm lại mọi chuyện. Đầu năm học mới trường cháu đang thừa giáo viên dạy Toán, ở ngoài đảo Quan Lạn thì lại đang thiếu một giáo viên. Cháu sẽ xin ra ngoài đó dạy ba năm, cháu sẽ ghi địa chỉ của cháu cho bác, bất cứ khi nào bác chấp nhận cháu có thể đưa địa chỉ này cho anh Phong.
Bà Nhân nhìn tôi nhếch mép khinh bỉ:
– Tôi thấy cô hình như rất tự tin về mình. Cô nghĩ cô đi rồi thằng Phong sẽ mãi nhớ nhung đến cô sao?
– Cháu không tự tin về mình, cháu chỉ tin vào tình cảm của anh Phong dành cho cháu, tin vào việc bác rất thương con thương cháu. Bác sẽ không nhẫn tâm nhìn con cháu mình đau khổ.
– Lẽ ra cô phải dạy Văn chứ không phải dạy Toán. Lý lẽ rất thuyết phục, nhưng tôi thì thừa nhẫn tâm đấy. Nếu mười, hai mươi năm nữa tôi mới chấp nhận cô thì sao?
– Miễn là bác chấp nhận thì cháu hoàn toàn có thể đợi được. Nhưng cháu năm nay đã hai mươi tám tuổi rồi, bác lại chỉ có anh Phong, nếu như mười, hai mươi năm nữa cháu sợ quá tuổi sinh đẻ, cháu vẫn mong bác có thể chấp nhận sớm, phụ nữ sinh con trước ba mươi tuổi thì vẫn tốt hơn ạ.
– Cô không sinh con cho thằng Phong thì thiếu gì đứa con gái khác muốn sinh con cho nó?
– Dạ vâng. Bác nói đúng, không thiếu đứa con gái khác muốn sinh con cho anh Phong nhưng quan trọng anh Phong lại không hề muốn sinh con với người khác bác ạ.
Bà Nhân bất chợt cười thành tiếng rồi nói:
– Từ nãy nói chuyện với cô tôi luôn thấy cô rất tự tin, cô nghĩ đàn ông trên đời này chung thuỷ vậy sao? Cô nghĩ thằng Phong nó chung thuỷ vậy hả? Nó suy cho cùng cũng là đàn ông? Chắc gì nó đã tuyệt đối chung thuỷ như cô nghĩ?
– Thực ra cháu nghĩ bác hiểu anh Phong hơn cả cháu. Nếu anh ấy chung thuỷ thật sự thì đó là điều bác rất tự hào đúng không bác?
– Cô!!! Cô đúng là giảo hoạt. Nhưng đừng nghĩ tôi sẽ chấp nhận cô, tôi sẽ không chấp nhận đâu. Còn chuyện con bé Mun, cô gửi đoạn video cho tôi, ngay lập tức tôi sẽ thuê luật sư giỏi nhất để giành quyền nuôi con bé. Tôi cũng sẽ nói chuyện với bố thằng Phong, kiểu gì ông ta cũng phải đồng ý. Còn cô xong việc rồi về đi, tốt nhất cô nên rời xa thằng Phong sớm đi.
Tôi nhìn bà Nhân, đứng dậy khẽ nói:
– Dạ vâng. Cháu còn một chuyện này muốn nói ạ
– Chuyện gì?
– Cháu muốn đón Mun về căn hộ của anh Phong vài ngày. Sau khi giải quyết xong thủ tục ly hôn cháu sẽ đi.
– Tuỳ cô.
– Cháu cảm ơn bác. Cháu vẫn để địa chỉ trường ở đây, vẫn mong bác có thể suy xét lại và chấp nhận cháu.
Tôi nói xong cũng bước ra ngoài. Khi nãy ở viện lòng nặng trĩu nhưng ra khỏi đây lại cảm thấy nhẹ nhõm. Tôi bắt taxi về nhà đón Mun rồi gửi chìa khoá nhà cho cô hàng xóm. Khi về đến căn hộ của Phong tôi cũng thấy bà Nhân từ trong bước ra. Có lẽ sau khi tôi rời khỏi nhà bà bà cũng đã đến đây. Thấy Mun bà bỗng dừng lại đi về phía tôi và con bé rồi nói:
– Bé con, còn nhớ bà không?
Mun nhìn bà Nhân cười đáp lại:
– Dạ. Con nhớ, hôm trước bà vừa đến trường con mà, còn cho cả lớp con nhiều kẹo, con còn chưa cảm ơn bà nữa
– Ôi, con bé này ngoan quá.
– Hihi chị Xuân dạy con phải biết cảm ơn và xin lỗi đó bà. Bà cho bọn con kẹo, bọn con phải nói lời cảm ơn bà
Bà Nhân nhìn Mun, vẻ mặt đầy xúc động nói tiếp:
– Gọi bà nội đi con.
– Bà nội ạ? Sao bà lại là bà nội con ạ?
– Con cứ gọi bà là bà nội đi. Gọi đi con
Mun nhìn tôi, tôi khẽ gật đầu, con bé liền tít mắt:
– Bà nội.
Bà Nhân nghe đến đây tôi chợt thấy mắt bà đỏ hoe. Bà định giơ tay ra ôm lấy con bé nhưng rồi lại khẽ buông thõng gật đầu đáp:
– Ngoan lắm.
Nói xong bà cũng nói với con bé mấy câu rồi đi về. Tôi nhìn bóng bà cảm thấy xót xa, trong lòng đầy tâm trạng. Khi dắt Mun vào căn hộ cũng thấy Phong đang đứng ở cửa sổ, hai tay anh chắp lại phía sau dáng vẻ cô đơn vô cùng. Tôi nhìn anh khẽ nói:
– Anh về từ lúc nào thế?
Nghe giọng tôi Phong mới quay lại, đôi mắt u uất nhưng vẫn nở một nụ cười với Mun:
– Mun. Nhớ anh Phong không?
– Em có ạ.
Nói rồi con bé sà vào lòng Phong. Phong đưa tay vuốt mấy sợi tóc trên mặt con bé hỏi bông đùa:
– Vậy có muốn sang đây ở với anh với chị Xuân không?
– Có chứ ạ?
– Không nhớ bố mẹ à?
– Không, Mun chả nhớ tí nào. Ở nhà bố mẹ cũng toàn đi vắng, toàn để Mun ở một mình với bác Vân (bác giúp việc). Mun chỉ thích ở với chị Xuân thôi
Phong ngước mắt lên nhìn tôi rồi chợt nhìn vào bàn tay băng bó của tôi hỏi:
– Tay em sao thế?
– Em không sao đâu.
Phong thấy vậy lôi tôi vào bàn rồi tháo băng ra. Khi vừa thấy vết thương anh không nói không rằng chỉ lặng lẽ dùng nước sát khuẩn lau sạch rồi băng lại bằng miếng băng khác. Xong xuôi anh nói:
– Đằng nào tay cũng đau thế này, hay là mình ra ngoài đi ăn, tiện cho Mun đi chơi một lúc. Cứ bắt Mun học hành mãi cũng không tốt
Tôi gật đầu thay quần áo xong cả nhà cùng đi ra nhà hàng ăn cơm. Suốt cả buổi tôi cứ cảm thấy bầu không khí hôm nay có chút gượng gạo, cảm thấy Phong có gì đó muộn phiền trong lòng. Tôi cũng đoán mẹ anh đến, có lẽ đã nói gì đó nên anh mới như vậy.
Ăn xong cho Mun đi chơi một lúc con bé cũng mệt nhoài. Khi về nhà vừa tắm xong liền ngủ vật ra. Tôi bế Mun vào phòng rồi đi tắm, khi tắm xong ra ngoài cũng thấy Phong đang ngồi lặng lẽ ở ghế sofa, mùi hương sữa tắm còn ngan ngát xung quanh. Tôi nhìn anh khẽ nói:
– Hình như anh có gì không vui đúng không?
Phong không trả lời câu hỏi của tôi mà hỏi lại:
– Em có gì muốn nói với anh không?
Tự dưng nghe đến câu này tôi bỗng thấy mắt cay cay. Ban nãy trước khi tắm tôi nhận được tin nhắn của mẹ anh. Tôi nhìn anh rất lâu rồi mới cất lên lời:
– Anh muốn em nói gì?
– Tay em… sao em lại bị thương?
– Em… em không sao
– Lại nói dối. Chứ không phải vì mẹ em sao?
Tôi nghe vậy cũng không biết nói gì. Phong lại nói:
– Còn gì muốn nói với anh nữa không?
Những câu nói trong miệng muốn nói ra lại nghẹn ngay cổ họng. Tôi nhìn anh hỏi:
– Mẹ anh ban nãy đến… nói gì với anh?
Phong đưa tay vuốt mấy sợi tóc trên má tôi, anh không đáp mà nói:
– Xuân. Có phải em định nói chia tay với anh không? Em không cần nói đâu, anh đồng ý.
Nghe đến đây tôi ngước lên nhìn Phong, tự dưng nước mắt thi nhau chảy. Trong tim bỗng cảm thấy nhói như có kim đâm. Từng giọt từng giọt nước mắt chảy xuống, rồi đột nhiên bật khóc nức nở. Phong thấy tôi khóc mắt cũng đỏ lên rồi nói:
– Đừng khóc. Không sao đâu, ít ra lần này em cũng muốn hỏi anh, ít ra lần này cũng không còn là vì mẹ em nữa
Tôi vùi đầu vào lòng anh vừa khóc giọng cũng lạc đi:
– Phong. Em không muốn chia tay. Là tạm chia tay, là tạm chia tay thôi anh.
– Ừ. Là tạm chia tay, là chúng ta sẽ lại quay lại.
– Vâng. Bất cứ khi nào mẹ anh đồng ý, anh đi tìm em nhé. Được không? Anh đừng yêu ai khác, được không? Em xin đính chính lại, là tạm chia tay thôi, là tạm chia tay đến khi mẹ anh chấp nhận em thôi. Được không?
– Anh nghe rõ rồi, là tạm thôi. Anh hứa. Chắc chắn kiểu gì mẹ anh cũng sẽ đồng ý thôi.
Tôi nghe xong cũng không còn khóc nữa, rõ ràng là sắp phải chia tay, rõ ràng là sắp phải xa nhau nhưng tôi không còn cảm giác đau đớn thống khổ như tám năm trước. Phong nhìn tôi nói tiếp:
– Thực ra có một cách để mẹ anh dễ dàng đồng ý. Đó là giờ em có thai, tại sao em lại không muốn dùng cách đó?
Tôi nhìn Phong lắc đầu đáp:
– Em không muốn dùng cách đó, bởi vì em không muốn mang con ra làm công cụ trao đổi với mẹ anh. Mẹ anh đã chịu nhiều tổn thương rồi, em tôn trọng quyết định của mẹ anh. Khi nào mẹ anh sẵn sàng chấp nhận thì khi đó em cũng mới đủ tự tin để ở cạnh anh. Với lại đợt này em cũng muốn đi để mẹ em sẽ không gây khó dễ cho việc dành lại Mun của mẹ anh.
– Em nghĩ bao giờ mẹ anh sẽ chấp nhận?
– Mẹ anh không giống mẹ em, mẹ anh rất thương anh và Mun. Lúc ở ngoài kia khi Mun gọi bà nội mẹ anh suýt khóc. Em tin một người phụ nữ như mẹ anh sẽ thấu tình đạt lý, sẽ nhanh chấp nhận em thôi. Nhưng tất nhiên vẫn phải có tác động của anh nữa
Phong bất chợt cười kéo tôi vào lòng khẽ nói:
– Nếu mẹ anh mà nghe những lời này khéo lại đồng ý ngay ấy
– Vậy anh ghi âm lại cho mẹ anh nghe đi
– Đồ lưu manh.
– Lưu manh nhưng yêu anh
Phong bất chợt cúi xuống nhấc cằm tôi lên khẽ nói:
– Xuân. Anh yêu em