Một trận này, mười bảy vạn đại quân nước Liêu chết bị thương mất hơn một nửa. Còn có mấy vạn người trở thành tù binh của Nguyên Hạo. Trở về chỉ được hơn bốn vạn người. Trong lúc đó. Quân Tây Hạ bao vây toàn bộ quốc gia khiến đất nước lâm vào tình cảnh bị theo dõi. Đồng thời Nguyên Hạo ở bên bờ Hoàng Hà lập đàn tế. Tạ ơn thần linh trên trời và thần linh dưới sông Hoàng Hà phù hộ. Phù hộ cho Tây Hạ không bị tuyệt diệt cho nên mới có trận gió lớn. Giúp Tây Hạ chuyển bại thành thắng.
Sau khi lễ tế xong xuôi. Nguyên Hạo – lại xưng thần với nước Liêu. Nói rằng hắn vì bản thân. Không lòng dạ nào tổn hại tới đại quân nước Liêu nhiều như vậy. hơn nữa để chứng minh thành ý. Y cho thả những đại thần nước Liêu bị bắt làm tù binh cũng không có dựa theo quy tắc nào của Tây Hạ. Mà ngoại lệ miễn hình phạt “cắt mũi” Đồng thời y còn cho thả đám tù binh đó cho trở về nước Liêu.
Liêu Hưng Tông hiểu rõ Nguyên Hạo đang làm ra vẻ ta đây. Ông ta cũng chẳng có cách nào. Trận chiến này. Y đã điều động hơn mười vạn đại quân. Để thu đủ lương thực ra trận đối với quốc nội không những y cho tăng thêm thuế má. Nước Liêu không thể so sánh với triều Tống . Bọn họ vốn là không giàu có. Hơn nữa sau trận chiến này. Số lượng chiến sĩ hy sinh khá nhiều. Quốc gia còn phải phân bổ trợ cấp cho gia đình những người đã hy sinh.
Như vậy thì thuế má càng thêm nhiều hơn. Trong lúc này trong nước người người oán hận. Đặc biệt vốn cuộc sống người Hán địa vị rất thấp. Đang trông ngóng triều Tống tuy n cũng có thất bại của Hạ Tủng. Nhưng cũng có Thạch Kiên mấy lần đại thắng. Vì thế âm thanh oán hờn lại lớn hơn nữa. Liêu Hưng Tông đang chạy trốn trở về nước nghe được chuyện này. Lập tức cho sửa đổi một pháp lệnh. Trước kia người Bắc giết người Hán thì kẻ đó bị phạt. Người Hán nào giết người Bắc thì phải tội chết. Hiện tại hai trường hợp tội xử như nhauviệc này để lấy cảm tình của phần lớn người Hán ở nước Liêu. Còn có dân tộc Nữ Chân và Hải Đẳng nước Liêu bộ tộc Đông Tây Kinh nghe nói về trận chiến này. Vậy cũng rục rịch chuẩn bị.
Dưới tình huống như vậy Liêu Hưng Tông đã không dám mang quân cùng Tây Hạ giao chiến. để báo thù. Chỉ có sự cố chịu nhục nhã rồi nhận lấy sự đàm phán từ phía Nguyên Hạo.
Tuy nhiên hắn trở lại nước Liêu vào kinh chuyện thứ nhất là chính thức bắt đầu trọng dụng Da Luật Đảo Dung. Đến nỗi sử quan đã ghi lại như vậy: Phàm việc gì không giải quyết được Đế vương đều hỏi qua Quận chúa.
Đương nhiên tin tức này thám tử còn không có biết. Hay là sau khi Thạch Kiên trở lại Duyên Châu mới biết được vậy.
Cùng lúc. Nguyên Hạo ở đây lại đại thắng. Một lần nữa y phái sứ giả đi đến triều Tống xưng thần. Lần này y có nhiều thành ý. Y cũng nói Thần thật có tội chết muôn lần cũng không đủ. Thực không bằng loài chó. Nay Thánh thượng nếu như trách tội. Thần xin làm cới trần quân sợi gai vào kinh thành chịu tội. Xin dâng biểu nói về việc quy thuận triều đình: Về phần Hà Tây đi mở rộng đường buôn bán cũng giao triều Tống phái quan viên quản lý. Về phần ngựa. Để triều Tống tới Tây Hạ mua thoải mái.
Nói cách khác. Tây Hạ toàn bộ giao cho triều Tống quản lý rồi. Triều Tống muốn làm gì thì làm. Trước kia chẳng phải nói khu vực Hà Tây bị Nguyên Hạo đánh thuế quá thuế nặng? Ta hiện nay đến thuế cũng không cần. Toàn bộ giao cho các ngươi xử lý. Hơn nữa các ngươi nói không hài lòng. Muốn chinh phạt ta. Ta đích thân tới Đông Kinh chịu đòn nhận tội. Lúc này các ngươi cũng nên yên tâm đi.
Sau đấy lại nói về khoản nợ trước đó của triều đình. Hiện tại Tây Hạ chúng ta thực sự không có tiền. Chẳng những triều đình phái quan viên tới Tây Hạ tự mình trưng thu. Nhưng nghe nói Thạch đại nhân dùng cách bán tù binh. Xin lấy những tù binh của nước Liêu này thay thế có được không?
Nghe được sứ giả của Nguyên Hạo lời nói như vậy. Các trọng thần lớn nhỏ trong triều đình Tống cùng với Lưu Nga Triệu Trinh tất cả đều nín lặng. Cũng không biết nói thế nào. Triều đình lần trước phái Hạ Tủng thảo phạt Tây Hạ. Nói Nguyên Hạo là phản thần. Tây Hạ là thuộc quyền quản lý của triều Tống. Giờ Nguyên Hạo giao Tây Hạ lại, tình nguyên vào triều thỉnh tội, mặc cho triều đình xử lý
Tuy nhiên triều đình cũng đã giao tiếp với Nguyên Hạo mấy lần, biết rõ hắn hoàn toàn không thực tâm. Nhưng lại không biết ý đồ của hắn là gì. Dù sao hiện tại họ cũng không định tấn công Tây Hạ. Vì vậy các đại thần bàn nhau chờ Thạch Kiên về rồi tính sau. Đương nhiên việc diễn ra giữa Thạch Kiên và Ngọc Tố Phủ triều đình còn không biết. Bọn họ cho rằng Thạch Kiên đã ra khỏi Tây Hạ đi vào đất cảu người Hồi Hột là tuyệt đối an toàn rồi
Tình hình như vậy nên mấy vạn tù binh nước Liêu bị áp giải đến Ngân châu mà Tống triều không tiếp nhận, Nguyên Hạo đành phải để họ ở ngoài thành
Việc này các thám tử cũng không hay biết. Bọn họ chỉ biết rằng Nguyên Hạo đã xưng thần với Tống triều mà thôi.
Cuộc chiến này khiến cho người Thổ Phiên im thin thít. Nên biết rằng hiện nay trong ba nước lớn thì quân đội của nước Liêu chiếm hàng đầu rồi đến Tống, Tây Hạ chiếm vị trí thứ ba. Nhưng lúc này Tây Hạ sau khi bị Thạch Kiên làm cho rối tinh rối mù mà vẫn có thể dễ dàng đánh tan mười bảy vạn quân Liêu. Toàn bộ dân tộc Thổ Phiên cũng không có nổi mười bảy vạn quân
Thạch Kiên biết chuyện chỉ cười nói:
- Ta đã liệu trước cả rồi.
Mấy hôm trước Thạch Kiên đã cùng Tư La nói về việc này. Khi đó Tư La lo lắng vì nếu Liêu diệt được Tây Hạ vốn đã như loài hổ lang nay càng mạnh thêm sẽ trở thành mối họa cho các quốc gia khác. Người Thổ Phiên không muốn chịu tai bay vạ gió. Ông ta chưa hề nghĩ Liêu sẽ thất bại
Lúc này Từ La nhìn Thạch Kiên một cách than phục. Tư La cung kính hỏi:
- Thạch đại nhân vì sao lại xảy ra việc này?
Thạch Kiên nói:
Nếu lúc ta còn ở núi Bán Đao nước Liêu xuất quân thì sẽ có thể thành công nhưng khi ta chạy khỏi Bán Đao sơn người Liêu nhất định bại
Nghe Thạch Kiên nói Tư La cũng ngơ ngác giống hệt như lúc Liêu Hưng Tông nghe Da Luật Đảo Dung nói ra điều này.
Thạch Kiên giải thích:
- Lúc đó Tây Hạ bị bản quan phá tan hoang, Tây Hạ gần như chả còn gì. Khi đó Tây Hạ muốn giết chết ta dung quân số đông gấp mười lần để bao vậy tiêu diệt ta. Biết tin ta bị hại, triều đình nhất định sẽ xuất quân đánh Tây Hạ bị hai nước tấn công trong nước lại trống rỗng Tây Hạ nhất định diệt vong. Nhưng bản quan trong tình huống đó lại chạy thoát khiến cho các bộ tộc tham chiến cảm thấy mất thể diện. Vì vậy người Đảng Hạng đã chất chứa một sự phẫn nộ. Hơn nữa trước khi đi bản quan cũng đã dặn lại không nên hấp tấp đánh Tây Hạ, thấy bản quan vô sự triều đình sẽ vui vẻ mà ‘tọa sơn quan hổ đấu’. Không có sự uy hiếp từ Tống triều người Tây Hạ sẽ dùng kế ai binh (cái này giống như Việt Nam gọi là biến đau thương thành hành động cách mạng) Đây là nguyên nhân lớn nhất khiến Liêu thất bại.
Thạch Kiên nói đến đây liền nhìn sang Tô Sĩ Quốc. Hiện tại Tô Sĩ Quốc đang sống dở chết dở vì độ cao. Nhưng vì muốn rèn luyện cho hắn nên Thạch Kiên cũng sai đưa hắn đến. Thạch Kiên nói:
- Ngươi nói tiếp đi
Tô Sĩ Quốc suy nghĩ một chút rồi uể oải nói:
Theo ta nghĩ khi Nguyên Hạo tập kích thì đã có dự tính trá bại từ trước. Nguyên Hạo sống tại Tây Hạ rất lâu nên chắc chắn đã đoán được thời tiết có biến chuyển. Khi đó Nguyên Hạo đã dự tính được thwoif tiết sẽ chuyển gió tây khiến cát bụi làm mờ mắt quân Liêu
Thạch Kiên gật đầu. Lúc này chưa có dự báo thời tiết nhưng những người thông minh quan sát sự biến hóa của các đám mây trên trời có thể biết trước sự thay đổi của thời tiết trong một thời gian ngắn. Thạch Kiên phân tích theo tầm nhìn chiến lược còn Tô Sĩ Quốc phân tích theo nhìn của cuộc chiến
Tô Sĩ Quốc còn nói thêm:
- Về phần Nguyên Hạo nói là do chư thần trên trời phù hộ chỉ là lí do, mượn cớ đó để chấn an dân tâm của các bộ tộc. Mặt khác Nguyên Hạo thắng lợi lầm này còn là do nước Liêu thái bình bấy lâu sức chiến đấu của quân đội giảm đi rõ rệt. Còn quân Tây Hạ tuy ít hơn nhưng lại cùng triều đình chúng ta giao chiến thời gian dài nên hung hãn hơn nhiều
Thạch Kiên lại gật đầu. Hiện tại ở Tây Hạ đúng là có rất nhiều người không hài lòng với hành động của Nguyên Hạo. Nguyên Hạo cố ý giả thần giả quỷ cũng có tác dụng dọa các bộ tộc có ý bất mãn. Thời cổ Trần Thắng – Ngô Quảng cũng đã dùng cách này.
Quân lính của nước Liêu lại lâu chưa gặp phải trận đại chiến nào chỉ dựa vào uy danh vài thập niên trước khiến bốn phía kiêng kỵ. Thực ra khi giao chiến thực sự cũng không hơn binh Tống bao nhiêu. Điều này cũng được lịch sử chứng minh khi tộc Nữ Chân nhanh chóng tiêu diệt được nước Liêu. CÒn quân Tây Hạ do Nguyên Hạo dẫn đầu đánh bại hết người Hồi Hột, Thổ Phiên rồi Tống. Có thể nói là một đội quân cực kỳ thiện chiến. Điểm này có thể thấy qua việc Thạch Kiên đem theo quân Liêu Đông vào Tây Hạ. Lần đầu tiên tiến vào phủ Hưng Khánh bọn họ tuy dũng mãnh nhưng giết người thì còn ghê tay. Đến cuối cùng thì đã chẳng còn chút thương xót nào cả.
Loại quân đội này quản lý cực khó khăn nhưng cũng làm cho đối phương sợ hãi đến cực điểm
Sauk hi nghe xong Tư La hỏi:
- Nguyên nhân thì ra là vậy, nưng vì sao sao khi chiến thắng Nguyên Hạo lại xưng thần với thiên triều?
…
Điều này khiến ông ta khí hiểu lúc này Nguyên Hạo thành tâm cũng tốt mà giả tạo cũng được. CHính hắn đề xuất điều kiện cho triều đình mà lại rất thuận lợi với triều đình