Tuy nhiên Thạch Kiên lại không đề cập gì về việc ấy, mà trước tiên nói:
Liêu quốc các ngươi phái ra nhiều binh lực có lợi ích gì? Một con cừu mang theo một đàn sư tử, không bằng một con sư tử mang theo một đàn cừu.
Ý của hắn là hiện tại binh sỹ Liêu quốc hiện tại tuy là hung mãnh hơn Tống triều, nhưng không có tướng giỏi thống lãnh, chinh phục Tây Hạ cũng không có tác dụng gì. Nếu đã không có tác dụng, cũng không có tư cách phân chia lợi ích
Da Luật Đảo Dung nói:
- Yên tâm, lần này ta sẽ đi theo đại quân tự mình chinh phạt Tây Hạ. Tuy rằng ta đánh giặc không bằng ngươi, nhưng cũng sẽ không phạm phải sai lầm ngược gió mà đánh như lần trước.
Thạch Kiên vốn dĩ muốn nói, đánh giặc và bày mưu tính kế là hai việc khác nhau. Có một số người ở trong triều hô mưa gọi gió, nhưng khi gặp việc thực tiễn, lại rối tinh rối mù. Giống như Hạ Tủng, bản thân mình đã nhắc nhở Lưu Nga nhiều lần, chính là ở trong triều hô mưa gọi gió. Nhưng lời nói đến miệng lại nhịn xuống, vì thế hắn hỏi:
- Như vậy, Liêu quốc định xuất bao nhiêu binh?
Da Luật Đảo Dung đáp:
- Có lẽ là mười lăm vạn, cũng có thể là hai trăm ngàn. Thạch đại nhân, các ngươi xuất bao nhiêu binh?
Thạch Kiên cười cười, nói:
- Ta cũng không có một con số chuẩn xác, tuy nhiên ta chỉ cần xuất một trăm ngàn binh cũng chắc chắn có thể chiếm toàn bộ Tây Hạ.
Vấn đề chính là việc phân phối lợi ích. Xuất binh bao nhiêu thì lợi ích đạt được trong tương lai cũng không giống nhau. Nhưng Thạch Kiên cũng không nói ra. Hắn không thể không cẩn thận trong việc thảo luận với vị quận chúa này. Cũng có thể nàng bỏ qua Tây Hạ mà đâm sau lưng mình một đao.
Sau đó hắn hỏi:
- Cơ bản là Tây Hạ phân chia như thế nào, quận chúa Đảo Dung, ngươi có ý tưởng gì không?
Da Luật Đảo Dung nói:
- Thạch đại nhân yên tâm, ta sẽ rất công bình. Tuy rằng hai nước liên kết xuất binh, tuy nhiên người Khiết Đan chúng ta sẽ tận lực giúp sức cho Đại Tống các ngươi.
Nói xong, nàng lấy ra một tấm bản đồ, chỉ vào đó và nói:
- Theo hướng Đông từ Âm Sơn đến Hạ Châu, theo hướng Tây từ Nhã Bố Lại Sơn đến Túc Châu sẽ thuộc sở hữu của người Khiết Đan chúng ta. Còn Hưng Khánh phủ và Linh Châu, Lương Châu và các địa phương khác của Tây Hạ sẽ thuộc về Đại Tống các ngươi.
Thạch Kiên thầm buồn cười, nói thật dễ nghe, dường như lần này chia cắt Tống triều chiếm được lợi íchlợi ích lớn lắm vậy, nếu Thạch Kiên và nàng thật sự ký hiệp nghị này, chỉ sợ các đại thần bảo thủ trong triều cũng sẽ không đồng ý. Nếu theo phương án này, Hạ Châu, Ngân Châu và bình nguyên khuỷu sông, còn có Qua Châu, Sa Châu và Túc Châu thuộc về Liêu quốc. Như vậy tương đương với việc hai địa phương có nghề chăn nuôi gia súc lớn nhất thuộc về Liêu quốc, về sau Tống triều có thể sẽ bị khuyết thiếu chiến mã. Tuy nhiên quan trọng nhất là để cho Liêu quốc khống chế vùng hành lang Hà Tây. Đây là con đường buôn bán quan trọng, trong cảm nhận của Thạch Kiên nó không kém gì Hưng Khánh phủ và Linh Châu. Không chỉ Túc Châu, mà ngay cả Sa Châu và Qua Châu hắn cũng sẽ không bỏ qua.
Thạch Kiên lắc đầu, nói:
- Xem ra ta đành phải bưng trà tiễn khách
Nếu vậy cũng không thể tiếp tục bàn bạc.
Da Luật Đảo Dung cười hì hì:
- Thạch đại nhân, không nên vội, đây là ta mở đầu bảng giá, Thạch đại nhân có thể trả giá.
Chu Lạp ở bên ngoài nghe bọn họ nói chuyển đổ mồ hôi. Tây Hạ người ta tốt xấu gì cũng là một quốc gia, nhưng trong miệng hai người này chẳng khác gì một thương phẩm, cứ cò kè mặc cả, đem nó thành đồ vật mà mua bán.
Thạch Kiên hừ lạnh một tiếng, nói thẳng:
- Lúc này Đảo Dung quận chúa muốn chiếm chút lợi íchlợi ích cũng có thể, nhưng cũng đừng nghĩ muốn quá nhiều. Thứ nhất, không có Liêu quốc, Đại Tống chúng ta hoàn toàn có thể chiếm được Tây Hạ, nhưng nếu Liêu quốc các người không có chúng ta, sẽ không thể hoàn thành giấc mộng này được.
Lời hắn nói cũng là sự thật. Tuy rằng hiện tại binh Tống không bằng binh lính Liêu quốc. Nhưng qua trận chiến Tây Hạ lần này, ưu thế của Liêu quốc không còn, chỉ cần Thạch Kiên không xuất binh, Liêu quốc căn bản cũng không dám xuất binh. Trước đây cho dù binh Tống bại trận, nhưng chỉ cần Thạch Kiên cũng tương đương với mười ngàn người tung hoành ngang dọc ở Tây Hạ rồi. Nay chỉ cần Thạch Kiên dẫn đầu, cho dù Thạch Kiên không bày mưu tính kế, binh Tống cũng sẽ liều mạng với binh lính Tây Hạ.
Điều này khiến cho Da Luật Đảo Dung không thể chối cãi, sự thật trong trận chiến này, Liêu quốc sẽ bất lợi. Ngay cả rất nhiều đại thần phục vụ trong triều đình Liêu quốc đã bắt đầu có rục rịch, bởi vì bọn họ đều nhận thấy tình hình Liêu quốc hiện nay chẳng khác nào một con hổ giấy.
Thạch Kiên tiếp tục nói:
- Thứ hai, hiện tại chủ ý của ngươi là đánh tứ lượng bát thiên cân. Chủ ý này tuy tốt, nhưng lòng tham cũng không nên quá lớn. Lần trước các ngươi lợi dụng bản quan đến Thiểm Tây, xảo trá lừa dối Đại Tống chúng ta. Lần này, bản quan có thể tiếp tục để cho các người lừa dối.
Tuy nhiên, bản quan cũng có thể học theo các ngươi, tiến công Tây Kinh, Nam Kinh, Trung Kinh của Liêu quốc. Cùng lúc đó Nguyên Hạo tiến công Vân Nội Châu của các ngươi, làm cho Bạch Đán Bộ và Trở Bặc Bộ phải đầu hàng. Ta tin rằng bây giờ Nguyên Hạo đang vừa hay khuyết thiếu nhân khẩu, khuyết thiếu của cải, hắn nhất định sẽ nguyện ý. Đồng thời bản quan còn có thể phái sứ giả đến dân tộc Nữ Chân, Oát Lang kêu gọi họ đồng thời tiến công Liêu quốc. Mặc dù không thể khiến Liêu quốc tan rã nhưng cũng sẽ làm cho Liêu quốc các ngươi trở thành bộ tộc nhỏ. Đồng thời lại có thể thu hồi rất nhiều nơi vốn trước kia là của Trung Nguyên chúng ta.
Tất nhiên cũng có khả năng Thạch Kiên sẽ làm như vậy, hơn nữa trong triều khẳng định sẽ có nhiều người đồng ý. Tuy nhiên Thạch Kiên cũng không thể làm như vậy, Liêu quốc dù sao cũng chỉ có một Da Luật Dung, nàng cũng chỉ là một nữ lưu, lực ảnh hưởng chỉ hữu hạn. Nếu so sánh với Liêu Hưng Tông ngu ngốc kia, Thạch Kiên nguyện ý tiêu diệt Nguyên Hạo hơn, mà không phải cho hắn một cơ hội để trở nên lớn mạnh. Hơn nữa, Thạch Kiên cũng không muốn Liêu quốc mất đi sức ảnh hương ngay lập tức như vậy, hắn còn muốn dựa vào họ để đàn áp các dân tộc du mục, chính là tộc Nữ Chân và người Mông Cổ. Đây là hai dân tộc mà Thạch Kiên cảm thấy sức uy hiếp khá lớn.
Da Luật Đảo Dung không biết Thạch Kiên có tâm địa gian giảo như vậy. Theo cách nói của Thạch Kiên, Liêu quốc quả thật sẽ có nguy hiểm. So với Tây Hạ, Tây Kinh và Nam Kinh của Liêu quốc (Đại Đồng và Bắc Kinh) có địa vị rất cao. Tuy rằng nếu như vậy, sau này Thạch Kiên muốn thu phục Tây Hạ sẽ gặp nhiều khó khăn, nhưng vẫn còn tốt hơn nhiều so với việc chính mình bị chiếm lợi ích nhiều như vậy.
Mặt nàng hơi biến sắc.
Thạch Kiên còn nói thêm:
- Chuyện này bản quan từ khi mười hai tuổi đã lập kế hoạch sẵn rồi. Ta có thể cho ngươi chút lợi íchlợi ích, nhưng không thể quá nhiều. Nếu không bản quan thà làm ngọc nát cũng không làm ngói lành. Hơn nữa đây là do ngươi bức ta chủ động động thủ với Liêu quốc các ngươi.
Da Luật Đảo Dung nghe xong sắc mặt càng thêm khó coi. Nàng cũng biết chuyện Thạch Kiên an bài Thiêu Thân, hiện tại nàng cũng hoài nghi ở Liêu quốc liệu có tồn tại Thiêu Thân đáng sợ này hay không. Nhưng khi đó chính mình còn ở trong Thạch phủ, vốn cũng không nghe được tia phong thanh nào. Điều này khiến cho nàng nhớ lại, mà cũng khiến nàng càng thêm sợ hãi sự suy tính của Thạch Kiên.
Chỉ có điều nàng hiện tại lại không biết rằng Thạch Kiên căn bản không nghĩ đến việc làm cho Liêu quốc diệt vong, chỉ có Thân Nghĩa Bân là biết.
Thạch Kiên tiếp tục nói:
- Thứ ba, Ngân, Hạ, Đẳng Châu vốn là đất của Tống triều, là tiên đế ban cho Lý Kế Thiên quản lý, Liêu quốc các ngươi cũng không có quyền chia cắt vùng đất này, nếu muốn chia, chỉ có thể chia vùng đất khác.
Kỳ thật Tống triều cũng không xuất binh chiếm giữ những nơi này. Lúc ấy Tây Bắc có Đảng Hạng Lý gia thế lực là lớn nhất, sau đó đến Chiết gia. Chiết gia là phần tử trung thành của Tống triều, nhưng Lý gia dưới tay Triệu Khuông Dẫn cũng là chân thành tâm phục khẩu phục. Khi ấy, bất kể là Ngân, Hạ hay Lương Châu đều là do quan viên Tống triều thống trị. Đương nhiên khi đó Lương Châu thuộc về dân tộc Thổ Phiên, những nơi này cũng là do Tống triều và cộng đồng người địa phương cùng nhau thống trị. Dựa theo cách nói của Thạch Kiên, như vậy bình nguyên Hà Sáo đều thuộc về Tống triều. Còn lại chỉ có thể chia cắt Hạ Lan và Âm Sơn ở phía Bắc, Lương Châu phía Tây, những địa phương này ngoại trừ phần chếch của Hà Tây, còn lại đều là sa mạc, đối với Liêu quốc cũng không có tác dụng gì lớn.
Đương nhiên cũng không thể theo cách nói của Thạch Kiên, bởi nếu theo cách nói của hắn, ngay cả Liêu quốc cũng là đất của Tống triều. Bởi vì tất cả vốn dĩ đều là một vùng đất của Trung Quốc thống nhất. Nhưng Tống triều còn có thể chiếm một chút biên giới, những nơi này cũng không có quan hệ gì với Liêu quốc.
Lúc này đến phiên Da Luật Đảo Dung cười lạnh:
- Thạch đại nhân, ta có thể coi là ra giá lên trời, còn ngươi thì hạ giá xuống đất đen.
Thạch Kiên nói:
- Sai, ta có thành ý, nhưng ngươi muốn ta nói hết lời. Đương nhiên, lần này ngươi tới là muốn nhặt chút lợi ích, nhưng bản quan sẽ không cho ngươi cơ hội nhặt lợi ích.
Hắn nhắc đến chuyện chiếm lợi ích, đã nhắc nhở Da Luật Đảo Dung lần này tới là muốn lấy chút lợi ích thôi, nếu không cuộc họp bàn sẽ tan rã.