Chính quyền địa phương không có tiền, càng không có công trình công cộng tốt, hầu hết cư dân chỉ đủ cơm ăn áo mặc, ở bất kỳ thời đại nào thì người giàu có cũng chỉ chiếm thiểu số.
Cung điện ở Paris là như thế nào, hầu như không ai ở thị trấn hẻo lánh biết được, nhưng dù vậy vẫn không ngăn cản được Vitalie nói quá lên, đẳng cấp chỉ cần cao hơn “nhà vua dùng cuốc vàng”* là đủ. Cô thấy tiếc vì lúc ở Paris đã không đi tham quan bảo tàng Louvre, tuy không vào được nhưng có thể đứng ngoài nhìn, đúng là đáng tiếc.
(*Đây là truyện ngụ ngôn dân gian về hai người nông dân nghèo bàn tán về sự giàu có của nhà vua, là kiểu châm biếm ếch ngồi đáy giếng.)
Cô cũng vẽ ra một viễn cảnh tươi sáng cho Arthur: Sau khi thi tốt nghiệp, đến Paris để học đại học, quen biết người nổi tiếng, rồi người đó sẽ để anh ra mắt, chẳng phải là quá đẹp sao! Merimee* mất năm ngoái, nhưng trong giới nghệ thuật Paris vẫn có rất nhiều người có tiếng nói, chỉ cần trà trộn lâu dài thì lo gì không có cách quen họ!
(*Prosper Mérimée (1803 – 1870) là một nhà văn viết truyện ngắn và vừa nổi tiếng của Pháp trong thế kỷ XIX. Năm bốn mươi tuổi, ông đã là thành viên của Viện Hàn lâm Pháp.)
Arthur cũng thích chủ đề này.
Không nhất thiết phải học đại học, nhưng điều đó không mâu thuẫn với mong muốn trở thành một nhà thơ “vĩ đại” của anh, cho nên anh nhanh chóng chấp nhận điều đó.
***
Sau vụ thu hoạch hè, bà Rimbaud trở lại Charleville cùng con trai cả, ký hợp đồng thuê cửa hàng và nhà mới, đồng thời bắt đầu hoạt động của cửa hàng cùng lũ trẻ.
Bà không có kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng nhỏ, nhưng Vitalie luôn có thể nói rõ, gần như mọi thứ đều do cô quyết định, chẳng hạn như mua hàng hóa gì, đặt giá và quảng bá chúng như thế nào. Lại nghĩ đến thực tế là có rất nhiều người ở thế hệ sau đã xếp hàng mua những quả trứng tươi ngon với giá rẻ chỉ vài xu, giảm giá Black Friday không thua gì chương trình khuyến mãi 11/11 trên Taobao, nên cô cũng hiểu ham rẻ là trạng thái bình thường của con người, không phân biệt dân tộc hay quốc tịch.
Cô quyết định lập kế hoạch tiếp thị, ba ngày trước khi khai trương, mỗi ngày chọn ra một, hai loại hàng hóa để bán giảm giá, lại còn có quà tặng với chiết khấu khi mua đủ mức tiền, sổ sách kế hoạch đầy đủ, cũng sẽ có khuyến mãi nhân kỷ niệm một năm khai trương. Ở thế hệ sau, có thể nói những thương gia đã phát huy tối đa phương pháp tiếp thị này, chẳng hạn như quà tặng đi kèm hay giảm giá khi mua đủ mức, rồi mọi người vì tham mấy món đồ được vài franc mà sẽ cố mua cho đủ số tiền.
Cửa hàng không lớn, cũng chỉ to hơn một chút so với siêu thị nhỏ đầu ngõ trong khu dân cư đời sau, diện tích cửa hàng là 70m2. Ngày khai trương, bọn họ thuê mấy đứa trẻ con mới lớn đi phát quảng cáo gần đó, có tờ quảng cáo thì có thể mua trứng và bột mì với giá ưu đãi. Nhân viên bán hàng là bà Rimbaud, Frederic, Arthur và anh họ Charles. Hàng hóa không dễ di chuyển trong cửa hàng được bán trên các kệ tự chọn, chẳng hạn như bột mì; Một số hàng hóa nhỏ hơn được đặt ở kệ hàng phía sau, Arthur và Charles chịu trách nhiệm lấy hàng tại quầy, còn Vitalie phụ trách thu tiền.
Ngày đầu tiên vô cùng bận rộn.
Mở cửa lúc 10 giờ sáng và đóng cửa lúc 5 giờ chiều, “cửa hàng nhỏ nhà Rimbaud” đã bán được gần một phần ba số hàng hóa.
Vitalie rất linh hoạt, lúc tính tiền sẽ bỏ đi số lẻ, thậm chí có lúc bỏ bớt số lẻ mấy centime. Bà Rimbaud cảm thấy cô quá hào phóng, làm vậy liệu có kiếm được tiền không? Nhưng khả năng tính toán của bà chỉ đủ để tính mấy món đồ lẻ tẻ, chứ hàng nhiều lên thì không tính nổi, đặc biệt là mức giá do Vitalie đặt toàn có số lẻ, thường xuất hiện loại giá như là 15,99 sou, 4,95 centime. 1 franc là 20 sou, tức thêm hàng số 20; 1 sou là 5 centime, tức thêm hàng số 5, thêm hàng số khác nhau sẽ khiến việc tính toán trở nên khó khăn.
Vitalie không biết lấy đâu ra bàn tính Trung Quốc để mà tính, khách hàng tò mò nhìn những ngón tay nhỏ xíu của cô bay nhanh trên bàn tính, mỗi khi tính xong cô lại ghi vào sổ sách, bỏ số lẻ ghi lại phần nguyên. Đến buổi tối khi đóng cửa hàng, tính toán giá nhập hàng, chi tiêu hôm nay cùng thu nhập trong ngày, sau khi trừ đi giá gốc thì lợi nhuận ròng đã vượt quá 500 franc.
—— Đây là tiền sinh hoạt của cả nhà trong 3 tháng đó!
Cả gia đình – ngoại trừ Vitalie – đều cảm thấy choáng váng.
500 franc, kể ra thì không nhiều, nhưng lại kiếm được chỉ trong một ngày!
Vitalie cảm thấy đây là điều bình thường. Là vì cô đã thấy điều đó ở Paris, cửa hàng quần áo có thể thu nhập được hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn franc mỗi ngày. Lợi nhuận của quần áo may sẵn có thể cao hơn nhiều so với vật dụng hằng ngày, cho nên cô không thể đặt giá cao quá được, bình thường giá nhập hàng sẽ thêm 20%, như thế chi phí, lỗ, lãi đều nằm trong 20% này.
***
Trừ đi mức đại hạ giá trong ba ngày đầu khai trương, mức lợi nhuận hàng tuần của cửa hàng nhỏ nhà Rimbaud vẫn ổn định ở mức 100 franc đến 150 franc. Mức sống của gia đình đã từ 120 franc đến 150 franc một tháng tăng lên 200 franc, chất lượng cuộc sống nói chung đã tăng một bậc. Tính kỹ nữa thì Bà Rimbaud có thể tiết kiệm 2.300 franc mỗi tháng.
Vitalie đã dành thời gian để dạy bà Rimbaud cách tính toán, cách sử dụng bàn tính, cách giữ sổ sách, đến đầu tháng 9, cô quay lại nhà thầy Pierre để đi học.
Ngôi nhà mới cách nhà thầy Pierre chỉ hai dãy nhà. Buổi sáng cô đi một mình, đến chiều Arthur hoặc Charles sẽ đón cô về. Cô đặt may đồng phục cho nhân viên trong cửa hàng, Arthur mặc đồng phục và đeo tạp dề trông rất đáng yêu.
Charles bị chú Felix bắt phải đến làm việc trong cửa hàng, đương nhiên hồi đầu anh rất không vui, công việc này sao thoải mái bằng suốt ngày chạy nhảy bên ngoài, nhưng sau mấy lần bị Frederic chỉnh một trận, cuối cùng anh cũng đau khổ biết được mình không tránh khỏi, thế là đành ngoan ngoãn làm một nhân viên trong tiệm nhỏ.
***
Dạo này Arthur rất bận nên không còn nhắc lại việc sẽ đến Paris nữa.
Một ngày trong tháng 8, anh viết thư gửi cho Paul Verlaine, kèm theo năm bài thơ mình sáng tác. Anh cũng chẳng quá kỳ vọng nhiều vào lần này, dù gì trước đó anh cũng đã viết thư cho các nhà thơ khác và gửi thơ kèm, song lại không nhận được một bức thư hồi âm nào. Vitalie nói đùa đó là vì anh nói trong thư là anh chỉ mới 16 tuổi, đám người đàn ông trưởng thành tất sẽ không cho rằng những bài thơ đó là do một cậu bé 16 tuổi viết ra —— cũng đúng mà! Thế là trong bức thư gửi Verlaine, anh nói mình 21 tuổi.
Anh nói với Vitalie, Verlaine là hy vọng cuối cùng của anh ấy, nếu Verlaine không trả lời anh thì anh sẽ ở lại Charleville và thi tốt nghiệp.
Vitalie thực sự rất xoắn xuýt: Cô không thể ngăn Arthur viết thư cho Verlaine; nhưng một khi Verlaine trả lời, Arthur chắc chắn sẽ lại đến Paris, rồi hai người sẽ bắt đầu hai năm quan hệ không xấu hổ không ngượng ngùng, mẹ sẽ rất tức giận. Còn nếu Arthur không đến Paris, liệu anh có còn là nhà thơ trẻ tài năng được săn đón? Được rồi, mặc dù có vẻ Arthur Rimbaud không nổi tiếng lắm khi anh còn sống, cũng bỏ bút thôi viết từ khi còn sớm, nhưng hai năm anh ở bên Verlaine tình cờ lại là hai năm anh có dục vọng sáng tác mãnh liệt nhất. Có thể nói “tạo hóa nằm ở nơi dày vò”, cô muốn anh đi một con đường sống bình lặng hơn, thì liệu điều đó có bóp chết mong muốn sáng tác của anh không?
Cô khéo léo thảo luận với Arthur, nếu một nghệ sĩ thay đổi môi trường sống của mình, liệu có phải anh ta sẽ không trở thành người mà anh ta nên trở thành?
Arthur cho rằng vàng thì sẽ luôn tỏa sáng, thay đổi môi trường nhẹ nhàng hơn có thể sẽ tốt hơn.
Anh ám chỉ việc bà Rimbaud muốn kiểm soát các con của mình.
Chàng thiếu niên văn học Arthur cho rằng sự gò bó của mẹ đối với anh quá ngột ngạt. Tại sao anh lại luôn muốn chạy ra ngoài? Thứ nhất là anh không thể chịu được bầu không khí tổng thể ở cái thành phố biên giới mãi không đổi này, và thứ hai là anh không thể chịu được sự kiểm soát của mẹ. “Cậu bé ngoan”, “học sinh giỏi”, bà Rimbaud dĩ nhiên rất quý anh, nhưng sự “quan tâm” gần gũi này sẽ khiến con trai đang trong thời kỳ nổi loạn cảm thấy “không chịu nổi” và “ngộp thở”, đây chính là điều bà không ngờ đến.
Nói một cách đơn giản, Arthur hiện đang trong giai đoạn nổi loạn của tuổi thiếu niên; Nói phức tạp hơn, anh biết mình có năng khiếu, mà những người thân của anh không thể hiểu được phương diện tâm hồn của anh, còn môi trường xung quanh không phù hợp với một thiếu niên thiên tài như anh, cho nên anh luôn muốn trốn thoát.
“Nhưng anh không thể sống thiếu tiền được.” Vitalie bình tĩnh sắc bén chỉ ra vấn đề thực tế này.
Arthur áp má, buồn rầu, “Mẹ đã cho anh tiền lương, nhưng như vậy vẫn chưa đủ.”
Trả lương cho các anh và anh họ là đề nghị của Vitalie, lý do là các anh đã lớn, trên người luôn cần có ít tiền. Lúc đầu bà Rimbaud không đồng ý, nhưng lợi nhuận của cửa hàng khá là khả quan, mà cuối cùng Vitalie đã để mẹ ý thức được rằng, nếu không trả tiền thì Arthur sẽ lại bỏ trốn.
“Làm việc thêm vài năm nữa, tiết kiệm từ từ.”
Arthur trừng mắt nhìn cô. “Anh cùng lắm chỉ có thể đợi đến mùa hè ngày mai. Nếu Verlaine viết thư trả lời lại cho anh thì anh sẽ đến Paris để gặp ông ấy.”
Vitalie do dự, “Anh có thể đến Paris để gặp ông ta, nhưng anh…”
“Sao thế? Có vẻ em không được thích ông ấy lắm?”
“Em không thích. Tài năng và tư cách của một người không nhất thiết phải tương xứng, có thể ông ta là một kẻ đạo đức bại hoại. Nếu anh đi gặp ông ta, em sẽ đưa tiền cho anh ở khách sạn. Anh biết đấy, dù anh là một cậu bé nghèo nhà quê nhưng anh phải có cốt khí của mình, anh không thể nhận bố thí của người khác được.”
“Bố thí?” Arthur cười, “Làm sao có thể? Rốt cuộc trong cái đầu nhỏ của em đang nghĩ gì thế hả!”
Anh đưa tay xoa tóc cô.
Tóc cô cắt ngắn như con trai, còn Arthur thì để tóc dài, đến mức sắp có thể thắt bím được rồi.
Cô cắt tóc ngắn, Jules không thể kéo bím tóc của cô nữa, nên mấy tuần sau đó coi như được yên ổn; Dến tháng 9 đi học lại, Jules không lên lớp, thầy Pierre nói Jules đã rời khỏi Charleville.
Vitalie không thích kiểu con trai thích bắt nạt nên chẳng mấy chốc đã quên Jules. Cô cắt tóc ngắn, mặc bộ quần áo cũ của Arthur khi đến lớp, ăn mặc như một cậu bé. Không ai trong nhà Rimbaud ý kiến gì về cô cả, hàng xóm láng giềng cũng chẳng ngạc nhiên, chỉ là khi mấy bà nội trợ đến cửa hàng mua đồ, lúc nào cũng kinh ngạc nói cháu là con gái, sao lại giống con trai thế này? Nên dần dần Vitalie không đến cửa hàng nữa.
“Sống dựa vào tiền của người khác là chuyện rất đáng ghét. Vì tiền mà anh sẽ nói những điều mà trước đây anh không nói, em không thích.” Cô bĩu môi, “Nếu anh không có tiền thì cứ nghĩ cách kiếm tiền.”
Arthur rất tán thành, “Anh cũng nghĩ nên tự mình kiếm tiền. Anh không thích xin tiền người khác, cho dù là xin tiền mẹ cũng khiến anh thấy không thoải mái.” Anh đúng là một chàng trai kiêu ngạo.
***
Bức thư hồi âm của Verlaine được gửi đến vào đầu tháng 9, trong thư khen ngợi Arthur Rimbaud một hồi, cho rằng những bài thơ của anh có phần hay, nhưng cũng quá “trẻ con”.
Arthur hào hứng viết thư tiếp cho Verlaine, kèm thêm những bài thơ khác. Còn Verlaine ở Paris đã giới thiệu nhà thơ trẻ tuổi này với bạn bè.
Trong Gas Café và Nina Salon mà Verlaine thường lui tới, những nhà thơ và bạn bè nghệ sĩ của ông đã đọc các bài thơ của thi nhân đến từ trấn nhỏ Charleville, nhất trí cho rằng đây là một nhân vật tài năng hiếm có. Verlaine nhanh chóng viết thư cho Arthur, “Đến đây đi hỡi tâm hồn vĩ đại, chúng tôi vẫy gọi cậu, chờ đợi cậu…”
Vài ngày sau, Arthur nhận được hối phiếu từ Verlaine gửi tới, xem như là lộ phí cho anh đến Paris.
Cung điện ở Paris là như thế nào, hầu như không ai ở thị trấn hẻo lánh biết được, nhưng dù vậy vẫn không ngăn cản được Vitalie nói quá lên, đẳng cấp chỉ cần cao hơn “nhà vua dùng cuốc vàng”* là đủ. Cô thấy tiếc vì lúc ở Paris đã không đi tham quan bảo tàng Louvre, tuy không vào được nhưng có thể đứng ngoài nhìn, đúng là đáng tiếc.
(*Đây là truyện ngụ ngôn dân gian về hai người nông dân nghèo bàn tán về sự giàu có của nhà vua, là kiểu châm biếm ếch ngồi đáy giếng.)
Cô cũng vẽ ra một viễn cảnh tươi sáng cho Arthur: Sau khi thi tốt nghiệp, đến Paris để học đại học, quen biết người nổi tiếng, rồi người đó sẽ để anh ra mắt, chẳng phải là quá đẹp sao! Merimee* mất năm ngoái, nhưng trong giới nghệ thuật Paris vẫn có rất nhiều người có tiếng nói, chỉ cần trà trộn lâu dài thì lo gì không có cách quen họ!
(*Prosper Mérimée (1803 – 1870) là một nhà văn viết truyện ngắn và vừa nổi tiếng của Pháp trong thế kỷ XIX. Năm bốn mươi tuổi, ông đã là thành viên của Viện Hàn lâm Pháp.)
Arthur cũng thích chủ đề này.
Không nhất thiết phải học đại học, nhưng điều đó không mâu thuẫn với mong muốn trở thành một nhà thơ “vĩ đại” của anh, cho nên anh nhanh chóng chấp nhận điều đó.
***
Sau vụ thu hoạch hè, bà Rimbaud trở lại Charleville cùng con trai cả, ký hợp đồng thuê cửa hàng và nhà mới, đồng thời bắt đầu hoạt động của cửa hàng cùng lũ trẻ.
Bà không có kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng nhỏ, nhưng Vitalie luôn có thể nói rõ, gần như mọi thứ đều do cô quyết định, chẳng hạn như mua hàng hóa gì, đặt giá và quảng bá chúng như thế nào. Lại nghĩ đến thực tế là có rất nhiều người ở thế hệ sau đã xếp hàng mua những quả trứng tươi ngon với giá rẻ chỉ vài xu, giảm giá Black Friday không thua gì chương trình khuyến mãi 11/11 trên Taobao, nên cô cũng hiểu ham rẻ là trạng thái bình thường của con người, không phân biệt dân tộc hay quốc tịch.
Cô quyết định lập kế hoạch tiếp thị, ba ngày trước khi khai trương, mỗi ngày chọn ra một, hai loại hàng hóa để bán giảm giá, lại còn có quà tặng với chiết khấu khi mua đủ mức tiền, sổ sách kế hoạch đầy đủ, cũng sẽ có khuyến mãi nhân kỷ niệm một năm khai trương. Ở thế hệ sau, có thể nói những thương gia đã phát huy tối đa phương pháp tiếp thị này, chẳng hạn như quà tặng đi kèm hay giảm giá khi mua đủ mức, rồi mọi người vì tham mấy món đồ được vài franc mà sẽ cố mua cho đủ số tiền.
Cửa hàng không lớn, cũng chỉ to hơn một chút so với siêu thị nhỏ đầu ngõ trong khu dân cư đời sau, diện tích cửa hàng là 70m2. Ngày khai trương, bọn họ thuê mấy đứa trẻ con mới lớn đi phát quảng cáo gần đó, có tờ quảng cáo thì có thể mua trứng và bột mì với giá ưu đãi. Nhân viên bán hàng là bà Rimbaud, Frederic, Arthur và anh họ Charles. Hàng hóa không dễ di chuyển trong cửa hàng được bán trên các kệ tự chọn, chẳng hạn như bột mì; Một số hàng hóa nhỏ hơn được đặt ở kệ hàng phía sau, Arthur và Charles chịu trách nhiệm lấy hàng tại quầy, còn Vitalie phụ trách thu tiền.
Ngày đầu tiên vô cùng bận rộn.
Mở cửa lúc 10 giờ sáng và đóng cửa lúc 5 giờ chiều, “cửa hàng nhỏ nhà Rimbaud” đã bán được gần một phần ba số hàng hóa.
Vitalie rất linh hoạt, lúc tính tiền sẽ bỏ đi số lẻ, thậm chí có lúc bỏ bớt số lẻ mấy centime. Bà Rimbaud cảm thấy cô quá hào phóng, làm vậy liệu có kiếm được tiền không? Nhưng khả năng tính toán của bà chỉ đủ để tính mấy món đồ lẻ tẻ, chứ hàng nhiều lên thì không tính nổi, đặc biệt là mức giá do Vitalie đặt toàn có số lẻ, thường xuất hiện loại giá như là 15,99 sou, 4,95 centime. 1 franc là 20 sou, tức thêm hàng số 20; 1 sou là 5 centime, tức thêm hàng số 5, thêm hàng số khác nhau sẽ khiến việc tính toán trở nên khó khăn.
Vitalie không biết lấy đâu ra bàn tính Trung Quốc để mà tính, khách hàng tò mò nhìn những ngón tay nhỏ xíu của cô bay nhanh trên bàn tính, mỗi khi tính xong cô lại ghi vào sổ sách, bỏ số lẻ ghi lại phần nguyên. Đến buổi tối khi đóng cửa hàng, tính toán giá nhập hàng, chi tiêu hôm nay cùng thu nhập trong ngày, sau khi trừ đi giá gốc thì lợi nhuận ròng đã vượt quá 500 franc.
—— Đây là tiền sinh hoạt của cả nhà trong 3 tháng đó!
Cả gia đình – ngoại trừ Vitalie – đều cảm thấy choáng váng.
500 franc, kể ra thì không nhiều, nhưng lại kiếm được chỉ trong một ngày!
Vitalie cảm thấy đây là điều bình thường. Là vì cô đã thấy điều đó ở Paris, cửa hàng quần áo có thể thu nhập được hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn franc mỗi ngày. Lợi nhuận của quần áo may sẵn có thể cao hơn nhiều so với vật dụng hằng ngày, cho nên cô không thể đặt giá cao quá được, bình thường giá nhập hàng sẽ thêm 20%, như thế chi phí, lỗ, lãi đều nằm trong 20% này.
***
Trừ đi mức đại hạ giá trong ba ngày đầu khai trương, mức lợi nhuận hàng tuần của cửa hàng nhỏ nhà Rimbaud vẫn ổn định ở mức 100 franc đến 150 franc. Mức sống của gia đình đã từ 120 franc đến 150 franc một tháng tăng lên 200 franc, chất lượng cuộc sống nói chung đã tăng một bậc. Tính kỹ nữa thì Bà Rimbaud có thể tiết kiệm 2.300 franc mỗi tháng.
Vitalie đã dành thời gian để dạy bà Rimbaud cách tính toán, cách sử dụng bàn tính, cách giữ sổ sách, đến đầu tháng 9, cô quay lại nhà thầy Pierre để đi học.
Ngôi nhà mới cách nhà thầy Pierre chỉ hai dãy nhà. Buổi sáng cô đi một mình, đến chiều Arthur hoặc Charles sẽ đón cô về. Cô đặt may đồng phục cho nhân viên trong cửa hàng, Arthur mặc đồng phục và đeo tạp dề trông rất đáng yêu.
Charles bị chú Felix bắt phải đến làm việc trong cửa hàng, đương nhiên hồi đầu anh rất không vui, công việc này sao thoải mái bằng suốt ngày chạy nhảy bên ngoài, nhưng sau mấy lần bị Frederic chỉnh một trận, cuối cùng anh cũng đau khổ biết được mình không tránh khỏi, thế là đành ngoan ngoãn làm một nhân viên trong tiệm nhỏ.
***
Dạo này Arthur rất bận nên không còn nhắc lại việc sẽ đến Paris nữa.
Một ngày trong tháng 8, anh viết thư gửi cho Paul Verlaine, kèm theo năm bài thơ mình sáng tác. Anh cũng chẳng quá kỳ vọng nhiều vào lần này, dù gì trước đó anh cũng đã viết thư cho các nhà thơ khác và gửi thơ kèm, song lại không nhận được một bức thư hồi âm nào. Vitalie nói đùa đó là vì anh nói trong thư là anh chỉ mới 16 tuổi, đám người đàn ông trưởng thành tất sẽ không cho rằng những bài thơ đó là do một cậu bé 16 tuổi viết ra —— cũng đúng mà! Thế là trong bức thư gửi Verlaine, anh nói mình 21 tuổi.
Anh nói với Vitalie, Verlaine là hy vọng cuối cùng của anh ấy, nếu Verlaine không trả lời anh thì anh sẽ ở lại Charleville và thi tốt nghiệp.
Vitalie thực sự rất xoắn xuýt: Cô không thể ngăn Arthur viết thư cho Verlaine; nhưng một khi Verlaine trả lời, Arthur chắc chắn sẽ lại đến Paris, rồi hai người sẽ bắt đầu hai năm quan hệ không xấu hổ không ngượng ngùng, mẹ sẽ rất tức giận. Còn nếu Arthur không đến Paris, liệu anh có còn là nhà thơ trẻ tài năng được săn đón? Được rồi, mặc dù có vẻ Arthur Rimbaud không nổi tiếng lắm khi anh còn sống, cũng bỏ bút thôi viết từ khi còn sớm, nhưng hai năm anh ở bên Verlaine tình cờ lại là hai năm anh có dục vọng sáng tác mãnh liệt nhất. Có thể nói “tạo hóa nằm ở nơi dày vò”, cô muốn anh đi một con đường sống bình lặng hơn, thì liệu điều đó có bóp chết mong muốn sáng tác của anh không?
Cô khéo léo thảo luận với Arthur, nếu một nghệ sĩ thay đổi môi trường sống của mình, liệu có phải anh ta sẽ không trở thành người mà anh ta nên trở thành?
Arthur cho rằng vàng thì sẽ luôn tỏa sáng, thay đổi môi trường nhẹ nhàng hơn có thể sẽ tốt hơn.
Anh ám chỉ việc bà Rimbaud muốn kiểm soát các con của mình.
Chàng thiếu niên văn học Arthur cho rằng sự gò bó của mẹ đối với anh quá ngột ngạt. Tại sao anh lại luôn muốn chạy ra ngoài? Thứ nhất là anh không thể chịu được bầu không khí tổng thể ở cái thành phố biên giới mãi không đổi này, và thứ hai là anh không thể chịu được sự kiểm soát của mẹ. “Cậu bé ngoan”, “học sinh giỏi”, bà Rimbaud dĩ nhiên rất quý anh, nhưng sự “quan tâm” gần gũi này sẽ khiến con trai đang trong thời kỳ nổi loạn cảm thấy “không chịu nổi” và “ngộp thở”, đây chính là điều bà không ngờ đến.
Nói một cách đơn giản, Arthur hiện đang trong giai đoạn nổi loạn của tuổi thiếu niên; Nói phức tạp hơn, anh biết mình có năng khiếu, mà những người thân của anh không thể hiểu được phương diện tâm hồn của anh, còn môi trường xung quanh không phù hợp với một thiếu niên thiên tài như anh, cho nên anh luôn muốn trốn thoát.
“Nhưng anh không thể sống thiếu tiền được.” Vitalie bình tĩnh sắc bén chỉ ra vấn đề thực tế này.
Arthur áp má, buồn rầu, “Mẹ đã cho anh tiền lương, nhưng như vậy vẫn chưa đủ.”
Trả lương cho các anh và anh họ là đề nghị của Vitalie, lý do là các anh đã lớn, trên người luôn cần có ít tiền. Lúc đầu bà Rimbaud không đồng ý, nhưng lợi nhuận của cửa hàng khá là khả quan, mà cuối cùng Vitalie đã để mẹ ý thức được rằng, nếu không trả tiền thì Arthur sẽ lại bỏ trốn.
“Làm việc thêm vài năm nữa, tiết kiệm từ từ.”
Arthur trừng mắt nhìn cô. “Anh cùng lắm chỉ có thể đợi đến mùa hè ngày mai. Nếu Verlaine viết thư trả lời lại cho anh thì anh sẽ đến Paris để gặp ông ấy.”
Vitalie do dự, “Anh có thể đến Paris để gặp ông ta, nhưng anh…”
“Sao thế? Có vẻ em không được thích ông ấy lắm?”
“Em không thích. Tài năng và tư cách của một người không nhất thiết phải tương xứng, có thể ông ta là một kẻ đạo đức bại hoại. Nếu anh đi gặp ông ta, em sẽ đưa tiền cho anh ở khách sạn. Anh biết đấy, dù anh là một cậu bé nghèo nhà quê nhưng anh phải có cốt khí của mình, anh không thể nhận bố thí của người khác được.”
“Bố thí?” Arthur cười, “Làm sao có thể? Rốt cuộc trong cái đầu nhỏ của em đang nghĩ gì thế hả!”
Anh đưa tay xoa tóc cô.
Tóc cô cắt ngắn như con trai, còn Arthur thì để tóc dài, đến mức sắp có thể thắt bím được rồi.
Cô cắt tóc ngắn, Jules không thể kéo bím tóc của cô nữa, nên mấy tuần sau đó coi như được yên ổn; Dến tháng 9 đi học lại, Jules không lên lớp, thầy Pierre nói Jules đã rời khỏi Charleville.
Vitalie không thích kiểu con trai thích bắt nạt nên chẳng mấy chốc đã quên Jules. Cô cắt tóc ngắn, mặc bộ quần áo cũ của Arthur khi đến lớp, ăn mặc như một cậu bé. Không ai trong nhà Rimbaud ý kiến gì về cô cả, hàng xóm láng giềng cũng chẳng ngạc nhiên, chỉ là khi mấy bà nội trợ đến cửa hàng mua đồ, lúc nào cũng kinh ngạc nói cháu là con gái, sao lại giống con trai thế này? Nên dần dần Vitalie không đến cửa hàng nữa.
“Sống dựa vào tiền của người khác là chuyện rất đáng ghét. Vì tiền mà anh sẽ nói những điều mà trước đây anh không nói, em không thích.” Cô bĩu môi, “Nếu anh không có tiền thì cứ nghĩ cách kiếm tiền.”
Arthur rất tán thành, “Anh cũng nghĩ nên tự mình kiếm tiền. Anh không thích xin tiền người khác, cho dù là xin tiền mẹ cũng khiến anh thấy không thoải mái.” Anh đúng là một chàng trai kiêu ngạo.
***
Bức thư hồi âm của Verlaine được gửi đến vào đầu tháng 9, trong thư khen ngợi Arthur Rimbaud một hồi, cho rằng những bài thơ của anh có phần hay, nhưng cũng quá “trẻ con”.
Arthur hào hứng viết thư tiếp cho Verlaine, kèm thêm những bài thơ khác. Còn Verlaine ở Paris đã giới thiệu nhà thơ trẻ tuổi này với bạn bè.
Trong Gas Café và Nina Salon mà Verlaine thường lui tới, những nhà thơ và bạn bè nghệ sĩ của ông đã đọc các bài thơ của thi nhân đến từ trấn nhỏ Charleville, nhất trí cho rằng đây là một nhân vật tài năng hiếm có. Verlaine nhanh chóng viết thư cho Arthur, “Đến đây đi hỡi tâm hồn vĩ đại, chúng tôi vẫy gọi cậu, chờ đợi cậu…”
Vài ngày sau, Arthur nhận được hối phiếu từ Verlaine gửi tới, xem như là lộ phí cho anh đến Paris.