(*) Lấy cái chết để can gián
Ta tin ở người
Sớ tấu của Tô Nhiếp như một viên đá cuội ném vào giữa mặt hồ, khiến cho triều dã nổi sóng mấy phen, khiến cho lòng người hoang mang không hiểu. Hoặc là yên ắng dò xét, hoặc là lập tức dâng sớ hoạch tội Tô Nhiếp làm loạn quốc bản, hoặc dâng sớ can gián Hoàng đế không thể thông thương Hải Châu. Dù cách thức ra sao, mục đích cũng chỉ có một – phản đối chuyện thông thương với Tây Dương.
Nhưng rồi cũng như bao đời lịch đại xưa nay vẫn vậy, trong buổi cải tổ chính trị sẽ luôn có phe phái. Có phe kháng nghị phản đối, ắt sẽ có phái ủng hộ tán thành. Chỉ có điều khiến Đường Oanh ngạc nhiên, ấy là số người ủng hộ tán thành sớ tấu của Tô Nhiếp, thực chất lại nhiều hơn dự đoán thấy rõ. Những người trẻ tuổi, đôi mắt có tầm nhìn, bộ óc có trí tuệ, hơn cả ấy là cõi lòng không tư tâm – tỷ như Chung Cố và Vệ Dung đây, đương nhiên sẽ ủng hộ Tô Nhiếp. Công tượng Hải Châu không thể làm được hỏa thương đạt đến trình độ chế tác cao như thế, đương nhiên binh biến là điều bất khả thi, vì đại cục mà nhìn ra, ắt sẽ phải gạt đi đám người thủ cựu bài tân.[1]
[1] Khư khư cái cũ, bài xích cái mới.
Thế nhưng lúc này làn sóng phản đối như sóng cuộn kinh đào, xử lý thiếu khéo léo tất sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường. Thế cờ chính trị cốt là tiến lui đúng lúc, đôi khi chẳng thể dứt khoát một đường, lại chỉ có thể nước ấm nấu ếch mà thôi.
Bởi vậy, tin tức động tĩnh ở nơi Ngự tiền trở nên càng thêm kín kẽ, dường như nhất cử nhất động cũng không thể lọt được ra ngoài. Chỉ thấy ước chừng suốt nửa tháng sau đó môn hạ của Tô Nhiếp liên tiếp bị biếm trích giáng cấp, trên dưới lấy hành động ấy coi như ý tứ của quân thượng, chẳng lâu sau sóng dần yên, biển cũng dần lặng. Chỉ có điều sóng yên biển lặng thêm hơn nửa tháng sau đó, chợt chẳng biết vì đâu mà gió lại đổi chiều, quan lại môn hạ của Tô Nhiếp vừa bị biếm truất đã được phục chức hồi kinh, mà cũng cùng lúc đó, vài đại thần Lục bộ khi trước phản đối chuyện thông thương lại bị Ngự Sử đài dâng sớ kể tội, để Hoàng đế lấy ấy làm lí do, hạ phẩm biếm chức.
Diễn biến quá nhanh, không kịp theo dõi phân tích, ý tứ của người trên ra sao cũng chẳng mấy ai nắm được, rốt cuộc cũng đành im lặng cho mọi sự êm xuôi. Gần một tháng sau đó tiền triều lại yên bình trở lại, Văn đông Võ tây cũng chỉ coi một tràng sóng gió vừa qua là cách Hoàng đế trấn áp tranh luận mà thôi, tránh cho họa thù trong giặc ngoài.
Nhưng cũng chưa kịp yên ả bao lâu đã có thêm chuyện lớn. Tam triều nguyên lão, An Quốc công Tả tướng Tiêu Thận đột ngột dâng sớ, từ quan thoái ẩn.
Đối với chuyện thông thương, Tiêu Thận vốn cũng chẳng rõ ý khen chê. Không tỏ ý khen chê, nhưng thân là cựu thần, Tiêu Thận vẫn luôn là niềm tin của những người theo phái thủ cựu bài tân, tin rằng chỉ có Tiêu Thận mới có thể cản tay tên Hữu tướng trẻ tuổi bốc đồng Tô Nhiếp kia. Nay Tiêu Thận đột ngột từ quan, trong triều không còn người ngang hàng bằng vế mà đối kháng với Tô Nhiếp, mắt nhìn quân thượng trẻ tuổi vốn cũng thân thiết với Hữu tướng, chẳng cần suy tư cũng có thể linh cảm thấy chuyện gì sẽ xảy ra.
Chuyện thông thương Hoàng đế vẫn chẳng hề đả động tới, chỉ thấy sau đó có vài chiếu lệnh được ban ra, gần như là liên tiếp.
Đầu tiên, chiêu tuyển công tượng có tay nghề tốt, không phân châu phủ hay tới từ lân bang, đều do Hộ bộ và Hồng Lư tự giải quyết. Sau lại cho hoạch định xây xưởng đúc hỏa thương, đây là chuyện của Công bộ phối hợp với Binh bộ, cuối cùng còn một đạo thánh chỉ ban xuống Hàn Lâm viện, thay đổi quy chế, từ nay phàm là Tiến sĩ Tam giáp, chỉ cần có thực tài, đều sẽ có thể cống hiến cho Hàn Lâm viện.
Mà chức Tả tướng kia, Đường Oanh không để cho Tô Nhiếp lên chức Bổ nhâm[2], mà nâng đỡ một người khác. Tính tình người này trầm ổn cẩn trọng, biết suy nghĩ nhưng không nham hiểm, hiện không phe không cánh, có thể đảm đương làm một quân cờ trong thời điểm này. Như vậy, vừa tránh cho Tô Nhiếp có cơ hội tập trung quyền lực trong lòng bàn tay, vừa khiến các đại thần nguyên lão đôi chút an lòng. Âu cũng là phương án mang tính thời điểm mà thôi.
[2] Kiêm cả Tả tướng lẫn Hữu tướng.
Nhưng an lòng là an lòng về cái chức Tả tướng, không phải an lòng về chuyện thông thương. Mấy đạo thánh chỉ kia vừa truyền xuống, đã bắt đầu nghe động tĩnh rục rịch không yên. Đầu tiên là bóng gió khuyên nhủ, sau là can gián phản đối, có khi căng thẳng còn lựa lời mà trào phúng châm biếm. Đường Oanh cũng chẳng hề nao núng lao tâm – đây vốn là ước nguyện của Tiên đế khi còn tại thế, chỉ tiếc chẳng thể làm được, mà hơn cả đây cũng là mong muốn của bản thân nàng.
Tính tình Đường Oanh vốn ôn hòa trầm ổn, tu dưỡng nhiều năm cũng đã luyện được thứ tâm tư bình tĩnh không dễ xao động, khi nhìn đại thần đứng trước ngự án, nâng hốt can gián không ngừng tới mức mặt đỏ tía tai, nàng cũng chỉ bình thản mà nhìn, yên lặng mà nghe vậy thôi.
Như lúc này đây.
Đường Oanh biết mất bình tĩnh, thiếu khí độ đến như vậy âu cũng là xuất phát từ tấm lòng trung, nhưng không ngờ người trước Ngự án kia còn hất đổ chén trà mà nội thị dâng lên. Hành động này vạn không thể thứ, lại thấy hắn run run mà khuỵu gối quỳ trên nền đá. Tay cởi mũ chuồn, ống áo che mặt, sống gần hết đời người mà chợt khóc thành tiếng. Đang còn nheo mắt nhìn đã thấy hắn đứng bật dậy, lao vọt về phía cột trụ trong điện, lúc ấy người xung quanh mới hiểu hắn đang gây ra chuyện gì.
Đường Oanh đập án, ra lệnh mà nghe như tiếng hét: "Mau ngăn người lại!"
Đáp lại tiếng kinh hô của nàng là tiếng hét của cung nga, xen vào ấy là tiếng bước chạy của nội thị.
Nhưng rồi máu tươi đã kịp bắn ra trên cột trụ màu son, chảy dọc theo vầng trán người ngã sõng soài trên đất. Nằm xuống rồi, còn chưa kịp nhắm mắt.
Trì Tái vội bước tới, vừa khom lưng muốn đưa tay tới kiểm tra hơi thở đã vội lùi lại, chỉ thiếu điều lảo đảo ngã ngồi. Đường Oanh chẳng kịp hoàn hồn, chỉ như có gì sai khiến, chầm chậm từng bước đi về phía thi thể, dừng lại vài bước đã thấy Trì Tái chạy lại chắn ngang, quỳ xuống ngăn cản: "Bệ hạ, tử trạng thật quá thảm khốc, xin Bệ hạ lui bước, có lẽ nên di giá đi thôi."
Hắn vừa nói, Thanh Đại đứng bên Ngự án cũng đã phất tay, cho người khiêng thi thể ra ngoài. Đường Oanh vẫn còn đúng nơi ấy, nhìn vết máu đỏ tươi còn rõ mồn một trên cột trụ đỏ sẫm, cảm thấy ánh mắt mình như bị hút vào nơi ấy. Trầm mặc đứng nhìn, nàng hơi hé môi, như thế mới có thể hít thở dễ dàng hơn một chút.
Vẫn nói ngồi trên đỉnh hoàng quyền, máu chảy trong người cũng sẽ dần lạnh. Nhưng dù máu có lạnh, suy cho cùng cũng vẫn chỉ là người mà thôi, chẳng phải ngọn cỏ khúc cây. Lại nói, Đường Oanh có được Đế vị, dù là chứng kiến một hồi tranh tranh đoạt đoạt, cũng chẳng phải là tự mình sát phạt thẳng tay.
Trì Tái và Thanh Đại ở bên nàng đã nhiều năm, hiểu tính tình chủ tử, muốn khuyên nhủ lại biết chẳng nên. Vậy là cũng đánh túc trực ở bên, cùng nàng thất thần, suy tư điều gì có lẽ chỉ mình mình biết.
Thật lâu sau mới thấy Đường Oanh quay lưng lại, không nhìn vết máu lan tràn nữa, chỉ thấp giọng: "Hậu táng cho chu toàn. Trong nhà có trưởng tử hoặc trưởng nữ, nếu có nguyện vọng, ban cho chức quan."
Việc này, Đường Oanh không muốn để Thái hậu biết, nhưng chuyện liên quan đến cả một mạng người, nguyên nhân lại từ chính sự mà ra, không thể không biết.
- --
Thời điểm khi hai người dùng bữa tối, trân tu đầy bàn như thế, Đường Oanh hồ như chỉ nhìn thấy vết máu đỏ tươi mà thôi. Miễn cưỡng nuốt xuống vài miếng, không có tâm tình, cũng chẳng có khẩu vị, lại chẳng muốn Thái hậu để tâm, cũng đành ăn nửa bát cơm chay rồi buông đũa.
Yên lặng dùng bữa, Thái hậu bỗng lên tiếng: "Đã an bài thỏa đáng hậu sự của Lý Thuần hay chưa?"
Đường Oanh cũng không bất ngờ, chỉ là nay nghe lại cái tên này, lòng nàng lại gợn sóng. Đáp: "Đã ban phẩm cấp, hậu sự cũng đã an bài xong."
Thái hậu gật đầu, buông đũa lau tay, khi ấy mới nhận lấy lò sưởi tay mà Nhẫn Đông dâng tới: "Đã như thế, việc qua rồi thì để cho nó qua. Ngươi lưu ý, thời điểm này phải cẩn trọng, đừng để kẻ gian có cơ hội châm ngòi ly gián quan hệ quân thần."
Chẳng có an ủi vỗ về, chỉ có căn dặn chỉ bảo.
Đường Oanh trầm mặc giây lát, nói: "Nếu như người người phản đối, dùng mạng đánh đổi, liều chết can gián, ta cũng khó lòng không lo lắng bất an."
"Lo lắng bất an cũng không thể chần chờ nao núng. Muốn cải tổ thì phải dọn cho sạch, kiến thiết một bên thì cũng phải chấp nhận một bên sụp đổ, xưa nay hay sau này cũng sẽ luôn là một mất một còn, không thể cân bằng toàn vẹn. Ngươi đã có quyết tâm thì cũng nên thẳng tay sát phạt, không có thay đổi nào không có hi sinh, nếu vài mạng người đổi được tứ phương bình định, ngươi cũng cần gì phải tự trách áy náy?"
Thái hậu ôn tồn nhỏ nhẹ, nói lời quyết đoán mà thong dong bình thản, chẳng lo chẳng sợ. Nàng có thứ bản lĩnh khiến người ta an lòng.
"Người thực sự cảm thấy ta có thể bình định tứ phương?"
Thái hậu cười, nụ cười nhàn nhạt nhưng rọi vào trong lòng Đường Oanh, sáng như sao trời.
Nàng nói: "Ta tin ở ngươi."
- --
Lý Thuần tử gián, sóng gió nơi triều dã lại cao thêm một tầng. Nay đã vào cuối năm, Đại điển chấp chính của Hoàng đế lại bị trì hoãn, trên dưới quan sát lại chẳng rõ được nguyên do, vậy là bèn tới cầu kiến gặp Thái hậu, thẳng thắn hỏi rõ.
Nào ngờ, trời vừa vào Đông, cái lạnh khắc nghiệt của Yến Kinh đã khiến ngọc thể Thái hậu không trụ nổi, đổ bệnh liệt giường.
Quan viên đành nhân nhượng, dù trong lòng phẫn uất bất bình cũng chỉ có thể tự nhủ - dù cho thế nào đi chăng nữa, ngày ấy Lý Thuần tử gián vong mạng ngay trước mặt Cư Xá nhân, chi tiết thế nào đều đã ghi lại trong sử sách, thanh danh sau này để hậu nhân phán xét đi thôi.
Nhưng rồi lại chẳng ai hay biết, ngay sau cái chết của Lý Thuần ít lâu, Chưởng Cư xá nhân đã bị truyền triệu tới Trường Nhạc điện. . truyện teen hay
Thái hậu đã lui về hậu đình, đang êm đẹp, đột nhiên lại cho truyền, vì lí gì thì Chưởng Cư xá nhân tự rõ trong lòng.
Hành lễ xong, hắn chắp tay mà nói: "Điện hạ, không phải thần không muốn. Kì thực xưa đã có lệ, nhưng Khởi Chú vụ yêu cầu phải được xác minh tỉ mỉ, cho dù là Quân thượng cũng khó lòng tự mình lược bỏ chi tiết, chỉnh sửa sử sách."
Thái hậu lại chỉ cười nhạt: "Ta sẽ không đọc, cũng sẽ không yêu cầu lược bỏ chỉnh sửa. Ta cần, là cần ngươi viết thêm mấy chữ mà thôi."
Chưởng Cư xá nhân ngây người, do dự một chốc mới hỏi: "Điện hạ, thần không thể tự biên Khởi Chú. Mọi sự được chép lại, đều phải là sự thật."
"Đương nhiên không phải tự biên." Thái hậu đáp. "Viết, Cảnh Ninh năm thứ chín, Hoàng đế trẻ tuổi, không tuyển Hoàng phu, trì hoãn Đại điển. Thái hậu cầm quyền nhiếp chính như cũ."
Quả thực, lời này đều là thật. Ghi vào sử sách, để hậu nhân lí giải, e rằng cũng sẽ hiểu rằng Hoàng đế trẻ tuổi hữu danh mà vô thực, thực quyền đều nằm trọn trong tay Thái hậu. Mà nếu quyền lực đã nằm trong tay Thái hậu, vậy thì Lý Thuần – trên thực tế, có thể là bị chính Thái hậu bức tử, chứ cũng chẳng phải là tử gián vì Hoàng đế.
- -- Hết chương 76 ---
Điện hạ lẫn Bệ hạ đều là kiểu người nói ít làm nhiều, chẳng bao giờ có tuyên ngôn tình yêu nhưng mỗi một việc làm đều chính là hi sinh. *lau nước mắt*
Ta tin ở người
Sớ tấu của Tô Nhiếp như một viên đá cuội ném vào giữa mặt hồ, khiến cho triều dã nổi sóng mấy phen, khiến cho lòng người hoang mang không hiểu. Hoặc là yên ắng dò xét, hoặc là lập tức dâng sớ hoạch tội Tô Nhiếp làm loạn quốc bản, hoặc dâng sớ can gián Hoàng đế không thể thông thương Hải Châu. Dù cách thức ra sao, mục đích cũng chỉ có một – phản đối chuyện thông thương với Tây Dương.
Nhưng rồi cũng như bao đời lịch đại xưa nay vẫn vậy, trong buổi cải tổ chính trị sẽ luôn có phe phái. Có phe kháng nghị phản đối, ắt sẽ có phái ủng hộ tán thành. Chỉ có điều khiến Đường Oanh ngạc nhiên, ấy là số người ủng hộ tán thành sớ tấu của Tô Nhiếp, thực chất lại nhiều hơn dự đoán thấy rõ. Những người trẻ tuổi, đôi mắt có tầm nhìn, bộ óc có trí tuệ, hơn cả ấy là cõi lòng không tư tâm – tỷ như Chung Cố và Vệ Dung đây, đương nhiên sẽ ủng hộ Tô Nhiếp. Công tượng Hải Châu không thể làm được hỏa thương đạt đến trình độ chế tác cao như thế, đương nhiên binh biến là điều bất khả thi, vì đại cục mà nhìn ra, ắt sẽ phải gạt đi đám người thủ cựu bài tân.[1]
[1] Khư khư cái cũ, bài xích cái mới.
Thế nhưng lúc này làn sóng phản đối như sóng cuộn kinh đào, xử lý thiếu khéo léo tất sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường. Thế cờ chính trị cốt là tiến lui đúng lúc, đôi khi chẳng thể dứt khoát một đường, lại chỉ có thể nước ấm nấu ếch mà thôi.
Bởi vậy, tin tức động tĩnh ở nơi Ngự tiền trở nên càng thêm kín kẽ, dường như nhất cử nhất động cũng không thể lọt được ra ngoài. Chỉ thấy ước chừng suốt nửa tháng sau đó môn hạ của Tô Nhiếp liên tiếp bị biếm trích giáng cấp, trên dưới lấy hành động ấy coi như ý tứ của quân thượng, chẳng lâu sau sóng dần yên, biển cũng dần lặng. Chỉ có điều sóng yên biển lặng thêm hơn nửa tháng sau đó, chợt chẳng biết vì đâu mà gió lại đổi chiều, quan lại môn hạ của Tô Nhiếp vừa bị biếm truất đã được phục chức hồi kinh, mà cũng cùng lúc đó, vài đại thần Lục bộ khi trước phản đối chuyện thông thương lại bị Ngự Sử đài dâng sớ kể tội, để Hoàng đế lấy ấy làm lí do, hạ phẩm biếm chức.
Diễn biến quá nhanh, không kịp theo dõi phân tích, ý tứ của người trên ra sao cũng chẳng mấy ai nắm được, rốt cuộc cũng đành im lặng cho mọi sự êm xuôi. Gần một tháng sau đó tiền triều lại yên bình trở lại, Văn đông Võ tây cũng chỉ coi một tràng sóng gió vừa qua là cách Hoàng đế trấn áp tranh luận mà thôi, tránh cho họa thù trong giặc ngoài.
Nhưng cũng chưa kịp yên ả bao lâu đã có thêm chuyện lớn. Tam triều nguyên lão, An Quốc công Tả tướng Tiêu Thận đột ngột dâng sớ, từ quan thoái ẩn.
Đối với chuyện thông thương, Tiêu Thận vốn cũng chẳng rõ ý khen chê. Không tỏ ý khen chê, nhưng thân là cựu thần, Tiêu Thận vẫn luôn là niềm tin của những người theo phái thủ cựu bài tân, tin rằng chỉ có Tiêu Thận mới có thể cản tay tên Hữu tướng trẻ tuổi bốc đồng Tô Nhiếp kia. Nay Tiêu Thận đột ngột từ quan, trong triều không còn người ngang hàng bằng vế mà đối kháng với Tô Nhiếp, mắt nhìn quân thượng trẻ tuổi vốn cũng thân thiết với Hữu tướng, chẳng cần suy tư cũng có thể linh cảm thấy chuyện gì sẽ xảy ra.
Chuyện thông thương Hoàng đế vẫn chẳng hề đả động tới, chỉ thấy sau đó có vài chiếu lệnh được ban ra, gần như là liên tiếp.
Đầu tiên, chiêu tuyển công tượng có tay nghề tốt, không phân châu phủ hay tới từ lân bang, đều do Hộ bộ và Hồng Lư tự giải quyết. Sau lại cho hoạch định xây xưởng đúc hỏa thương, đây là chuyện của Công bộ phối hợp với Binh bộ, cuối cùng còn một đạo thánh chỉ ban xuống Hàn Lâm viện, thay đổi quy chế, từ nay phàm là Tiến sĩ Tam giáp, chỉ cần có thực tài, đều sẽ có thể cống hiến cho Hàn Lâm viện.
Mà chức Tả tướng kia, Đường Oanh không để cho Tô Nhiếp lên chức Bổ nhâm[2], mà nâng đỡ một người khác. Tính tình người này trầm ổn cẩn trọng, biết suy nghĩ nhưng không nham hiểm, hiện không phe không cánh, có thể đảm đương làm một quân cờ trong thời điểm này. Như vậy, vừa tránh cho Tô Nhiếp có cơ hội tập trung quyền lực trong lòng bàn tay, vừa khiến các đại thần nguyên lão đôi chút an lòng. Âu cũng là phương án mang tính thời điểm mà thôi.
[2] Kiêm cả Tả tướng lẫn Hữu tướng.
Nhưng an lòng là an lòng về cái chức Tả tướng, không phải an lòng về chuyện thông thương. Mấy đạo thánh chỉ kia vừa truyền xuống, đã bắt đầu nghe động tĩnh rục rịch không yên. Đầu tiên là bóng gió khuyên nhủ, sau là can gián phản đối, có khi căng thẳng còn lựa lời mà trào phúng châm biếm. Đường Oanh cũng chẳng hề nao núng lao tâm – đây vốn là ước nguyện của Tiên đế khi còn tại thế, chỉ tiếc chẳng thể làm được, mà hơn cả đây cũng là mong muốn của bản thân nàng.
Tính tình Đường Oanh vốn ôn hòa trầm ổn, tu dưỡng nhiều năm cũng đã luyện được thứ tâm tư bình tĩnh không dễ xao động, khi nhìn đại thần đứng trước ngự án, nâng hốt can gián không ngừng tới mức mặt đỏ tía tai, nàng cũng chỉ bình thản mà nhìn, yên lặng mà nghe vậy thôi.
Như lúc này đây.
Đường Oanh biết mất bình tĩnh, thiếu khí độ đến như vậy âu cũng là xuất phát từ tấm lòng trung, nhưng không ngờ người trước Ngự án kia còn hất đổ chén trà mà nội thị dâng lên. Hành động này vạn không thể thứ, lại thấy hắn run run mà khuỵu gối quỳ trên nền đá. Tay cởi mũ chuồn, ống áo che mặt, sống gần hết đời người mà chợt khóc thành tiếng. Đang còn nheo mắt nhìn đã thấy hắn đứng bật dậy, lao vọt về phía cột trụ trong điện, lúc ấy người xung quanh mới hiểu hắn đang gây ra chuyện gì.
Đường Oanh đập án, ra lệnh mà nghe như tiếng hét: "Mau ngăn người lại!"
Đáp lại tiếng kinh hô của nàng là tiếng hét của cung nga, xen vào ấy là tiếng bước chạy của nội thị.
Nhưng rồi máu tươi đã kịp bắn ra trên cột trụ màu son, chảy dọc theo vầng trán người ngã sõng soài trên đất. Nằm xuống rồi, còn chưa kịp nhắm mắt.
Trì Tái vội bước tới, vừa khom lưng muốn đưa tay tới kiểm tra hơi thở đã vội lùi lại, chỉ thiếu điều lảo đảo ngã ngồi. Đường Oanh chẳng kịp hoàn hồn, chỉ như có gì sai khiến, chầm chậm từng bước đi về phía thi thể, dừng lại vài bước đã thấy Trì Tái chạy lại chắn ngang, quỳ xuống ngăn cản: "Bệ hạ, tử trạng thật quá thảm khốc, xin Bệ hạ lui bước, có lẽ nên di giá đi thôi."
Hắn vừa nói, Thanh Đại đứng bên Ngự án cũng đã phất tay, cho người khiêng thi thể ra ngoài. Đường Oanh vẫn còn đúng nơi ấy, nhìn vết máu đỏ tươi còn rõ mồn một trên cột trụ đỏ sẫm, cảm thấy ánh mắt mình như bị hút vào nơi ấy. Trầm mặc đứng nhìn, nàng hơi hé môi, như thế mới có thể hít thở dễ dàng hơn một chút.
Vẫn nói ngồi trên đỉnh hoàng quyền, máu chảy trong người cũng sẽ dần lạnh. Nhưng dù máu có lạnh, suy cho cùng cũng vẫn chỉ là người mà thôi, chẳng phải ngọn cỏ khúc cây. Lại nói, Đường Oanh có được Đế vị, dù là chứng kiến một hồi tranh tranh đoạt đoạt, cũng chẳng phải là tự mình sát phạt thẳng tay.
Trì Tái và Thanh Đại ở bên nàng đã nhiều năm, hiểu tính tình chủ tử, muốn khuyên nhủ lại biết chẳng nên. Vậy là cũng đánh túc trực ở bên, cùng nàng thất thần, suy tư điều gì có lẽ chỉ mình mình biết.
Thật lâu sau mới thấy Đường Oanh quay lưng lại, không nhìn vết máu lan tràn nữa, chỉ thấp giọng: "Hậu táng cho chu toàn. Trong nhà có trưởng tử hoặc trưởng nữ, nếu có nguyện vọng, ban cho chức quan."
Việc này, Đường Oanh không muốn để Thái hậu biết, nhưng chuyện liên quan đến cả một mạng người, nguyên nhân lại từ chính sự mà ra, không thể không biết.
- --
Thời điểm khi hai người dùng bữa tối, trân tu đầy bàn như thế, Đường Oanh hồ như chỉ nhìn thấy vết máu đỏ tươi mà thôi. Miễn cưỡng nuốt xuống vài miếng, không có tâm tình, cũng chẳng có khẩu vị, lại chẳng muốn Thái hậu để tâm, cũng đành ăn nửa bát cơm chay rồi buông đũa.
Yên lặng dùng bữa, Thái hậu bỗng lên tiếng: "Đã an bài thỏa đáng hậu sự của Lý Thuần hay chưa?"
Đường Oanh cũng không bất ngờ, chỉ là nay nghe lại cái tên này, lòng nàng lại gợn sóng. Đáp: "Đã ban phẩm cấp, hậu sự cũng đã an bài xong."
Thái hậu gật đầu, buông đũa lau tay, khi ấy mới nhận lấy lò sưởi tay mà Nhẫn Đông dâng tới: "Đã như thế, việc qua rồi thì để cho nó qua. Ngươi lưu ý, thời điểm này phải cẩn trọng, đừng để kẻ gian có cơ hội châm ngòi ly gián quan hệ quân thần."
Chẳng có an ủi vỗ về, chỉ có căn dặn chỉ bảo.
Đường Oanh trầm mặc giây lát, nói: "Nếu như người người phản đối, dùng mạng đánh đổi, liều chết can gián, ta cũng khó lòng không lo lắng bất an."
"Lo lắng bất an cũng không thể chần chờ nao núng. Muốn cải tổ thì phải dọn cho sạch, kiến thiết một bên thì cũng phải chấp nhận một bên sụp đổ, xưa nay hay sau này cũng sẽ luôn là một mất một còn, không thể cân bằng toàn vẹn. Ngươi đã có quyết tâm thì cũng nên thẳng tay sát phạt, không có thay đổi nào không có hi sinh, nếu vài mạng người đổi được tứ phương bình định, ngươi cũng cần gì phải tự trách áy náy?"
Thái hậu ôn tồn nhỏ nhẹ, nói lời quyết đoán mà thong dong bình thản, chẳng lo chẳng sợ. Nàng có thứ bản lĩnh khiến người ta an lòng.
"Người thực sự cảm thấy ta có thể bình định tứ phương?"
Thái hậu cười, nụ cười nhàn nhạt nhưng rọi vào trong lòng Đường Oanh, sáng như sao trời.
Nàng nói: "Ta tin ở ngươi."
- --
Lý Thuần tử gián, sóng gió nơi triều dã lại cao thêm một tầng. Nay đã vào cuối năm, Đại điển chấp chính của Hoàng đế lại bị trì hoãn, trên dưới quan sát lại chẳng rõ được nguyên do, vậy là bèn tới cầu kiến gặp Thái hậu, thẳng thắn hỏi rõ.
Nào ngờ, trời vừa vào Đông, cái lạnh khắc nghiệt của Yến Kinh đã khiến ngọc thể Thái hậu không trụ nổi, đổ bệnh liệt giường.
Quan viên đành nhân nhượng, dù trong lòng phẫn uất bất bình cũng chỉ có thể tự nhủ - dù cho thế nào đi chăng nữa, ngày ấy Lý Thuần tử gián vong mạng ngay trước mặt Cư Xá nhân, chi tiết thế nào đều đã ghi lại trong sử sách, thanh danh sau này để hậu nhân phán xét đi thôi.
Nhưng rồi lại chẳng ai hay biết, ngay sau cái chết của Lý Thuần ít lâu, Chưởng Cư xá nhân đã bị truyền triệu tới Trường Nhạc điện. . truyện teen hay
Thái hậu đã lui về hậu đình, đang êm đẹp, đột nhiên lại cho truyền, vì lí gì thì Chưởng Cư xá nhân tự rõ trong lòng.
Hành lễ xong, hắn chắp tay mà nói: "Điện hạ, không phải thần không muốn. Kì thực xưa đã có lệ, nhưng Khởi Chú vụ yêu cầu phải được xác minh tỉ mỉ, cho dù là Quân thượng cũng khó lòng tự mình lược bỏ chi tiết, chỉnh sửa sử sách."
Thái hậu lại chỉ cười nhạt: "Ta sẽ không đọc, cũng sẽ không yêu cầu lược bỏ chỉnh sửa. Ta cần, là cần ngươi viết thêm mấy chữ mà thôi."
Chưởng Cư xá nhân ngây người, do dự một chốc mới hỏi: "Điện hạ, thần không thể tự biên Khởi Chú. Mọi sự được chép lại, đều phải là sự thật."
"Đương nhiên không phải tự biên." Thái hậu đáp. "Viết, Cảnh Ninh năm thứ chín, Hoàng đế trẻ tuổi, không tuyển Hoàng phu, trì hoãn Đại điển. Thái hậu cầm quyền nhiếp chính như cũ."
Quả thực, lời này đều là thật. Ghi vào sử sách, để hậu nhân lí giải, e rằng cũng sẽ hiểu rằng Hoàng đế trẻ tuổi hữu danh mà vô thực, thực quyền đều nằm trọn trong tay Thái hậu. Mà nếu quyền lực đã nằm trong tay Thái hậu, vậy thì Lý Thuần – trên thực tế, có thể là bị chính Thái hậu bức tử, chứ cũng chẳng phải là tử gián vì Hoàng đế.
- -- Hết chương 76 ---
Điện hạ lẫn Bệ hạ đều là kiểu người nói ít làm nhiều, chẳng bao giờ có tuyên ngôn tình yêu nhưng mỗi một việc làm đều chính là hi sinh. *lau nước mắt*