Chàng trở vào trong phòng, bắt đầu lục tìm bất cứ thứ đồ gì
của nàng lưu lại, nhưng lúc đi hình như nàng đã đem theo tất cả những gì thuộc
về nàng, chỉ còn lại mấy sợi tóc dài vương trên gối là còn mang theo mùi hương
thân thể nàng… Chàng cẩn thận từng li từng tí, gói chúng vào khăn tay.
Đây là thứ nàng lưu lại, thứ duy nhất thuộc về nàng còn lại nơi đây.
Chàng đi vào nhà bếp, căn bếp đã được dọn dẹp sạch bong, trong cái vò sứ Thanh Hoa còn có mấy chùm tỏi, mấy củ gừng khô. Chai lọ, bình vại rất nhiều, cái nào cái nấy đều bóng loáng không chút bụi, cứ như chỉ vừa mới được mua về. Vì bệnh ưa sạch của chàng, chính nàng cũng dần dần biến thành một người ưa sạch.
Chàng một mình dạo quanh viện, buồn bã tới mức muốn điên lên.
“Ta đã làm đúng, làm thế tuy nàng sẽ buồn nhưng đối với nàng thế mới tốt”, chàng tự nói với bản thân.
“Từ trước tới giờ Hà Y là một người nghĩ rất thoáng, cái gì cũng không thể trói buộc nàng. Nàng nhất định có thể dần quên ta.”
“Ta vốn là một kẻ tàn phế, vốn không nên vướng bận nàng quá nhiều.”
“Nếu ngươi đã yêu một người thì không được ích kỷ, phải thời thời khắc khắc nghĩ cho hạnh phúc lâu dài của người ấy.”
Cứ như thế, chàng có thể nghĩ ra cả ngàn lý do chứng minh bản thân mình đã làm đúng. Nhưng chàng lại không sao hiểu được, bởi lẽ gì mà chàng trở nên mềm yếu như thế, đột nhiên lại không làm sao rời được người con gái ấy.
Ra khỏi cửa, đi về bên phải không xa là một quán rượu nhỏ. Chàng mua ba vò rượu lớn rồi quay về phòng mình, một chén rồi lại một chén dốc xuống, cho tới khi bản thân say khướt thì thôi.
Chàng say túy lúy tới mức ngã gục xuống đất rồi cũng lười chẳng buồn bò dậy, liền nằm luôn đấy ngủ qua một đêm.
Tới nửa đêm, chàng rút trong người ra một con dao nhỏ, điên cuồng muốn tự kết liễu bản thân, nhưng rồi bên tai lại văng vẳng giọng Hà Y.
“Chàng phải gắng sức sống cho thật tốt, vĩnh viễn không được nghĩ tới chữ ‘chết’ ấy!”
Chàng chăm chú nhìn ánh thép sắc lạnh của con dao trong tay rất lâu rồi lại dúi nó xuống dưới gối.
Lúc tắm rửa, nhìn thân thể tàn phế của mình, chàng chỉ cảm thấy đầu óc choáng váng, nghĩ không ra vì sao Hà Y vẫn có thể chẳng màng tất cả mà yêu thương mình, nghĩ không ra lúc giúp mình tắm rửa, thay thuốc, nàng làm thế nào mà đối mặt được với những vết thương đáng sợ thế này.
Hình như nàng cũng giống bản thân mình, đang chìm đắm vào tình ái nồng nhiệt mà đánh mất đi lý trí.
Tới khi những nồng nhiệt qua đi, còn lại sẽ chỉ là sự chịu đựng dai dẳng, những lo âu vô hạn, và nỗi vất vả khôn cùng mà chẳng có lấy nổi dù chỉ một chút niềm vui đáng kể.
Hãy còn may, chàng đã chấm dứt tất cả trước khi ái tình biến thành vô vị!
Ngày hôm sau, chàng tỉnh lại từ cơn say bí tỉ, ánh mặt trời nhức mắt rọi qua song cửa sổ, chiếu thẳng lên mặt chàng.
Chàng chỉ đành lồm cồm bò dậy, trèo lên xe lăn, thay một bộ y phục sạch sẽ khác rồi dọn dẹp những thứ mình nôn ra.
Chàng mở toang cửa sổ để mùi rượu nồng nặc trong phòng tan đi rồi gom lấy chút tinh thần, đi tới nhà bếp rán cho mình hai quả trứng gà.
Chàng cắn chặt răng, đem bi thương chôn thật sâu tận đáy lòng.
Sống tiếp, chỉ cần vẫn còn sống thì phải tiếp tục sống?
Mà đã muốn tiếp tục sống thì đương nhiên phải nghĩ xem bản thân nên sống thế nào!
Tuy là có tiền nhưng chàng trước giờ vốn chẳng phải loại người chỉ biết ngủ trên đống tiền. Chàng không có chân nhưng vẫn còn đôi tay này, cũng xem như chưa phải một phế nhân hoàn toàn.
“Tất cả những thứ ông Trời cho ta, ta đều dùng hết rồi. Cũng xem như không uổng phí một chuyến ngao du nơi cõi người này”, chàng thầm nhủ với bản thân.
Thế rồi chàng tìm bút mực, rồi lại kiếm một tấm gỗ to, để lên đó bốn chữ lớn: “Lâm thị y quán”, sau đó treo lên cạnh cửa lớn nhà mình.
Lúc chàng treo tấm biển gỗ ấy lên, vừa khéo có người đi qua, người này kéo chàng bảo: “Tiên sinh, ngài điên rồi chăng? Trong trấn đã có y quán lớn nhất cả một dải đất này, lão tiên sinh nơi ấy họ Diệp, danh vang khắp miền Tây Bắc, xưng tụng là `Tái ngoại y tiên`. Ngài treo tấm biển này lên, há chẳng phải có ý muốn cướp miếng ăn của lão nhân gia sao?”.
Mộ Dung Vô Phong sững người, hỏi: “Có phải là Diệp Sĩ Viễn tiên sinh, người viết cuốn Diệp thị mạch độc không?”.
Người kia đáp: “Không sai. Người làm dưới tay lão tiên sinh cũng có cả đống, nhưng tính tình lão tiên sinh kỳ quái cho tới nay vẫn chưa thu nhận một đệ tử nào”.
Mộ Dung Vô Phong cười khổ, hỏi: “Thế là vì làm sao?”.
“Lão nhân gia thường nói, nếu học trò mà thông minh bằng sư phụ thì dù có học rồi, cũng chỉ có được một nửa thành tựu của sư phụ mà thôi. Chỉ có người học trò thông minh hơn cả sư phụ mới đáng để truyền dạy. Cho tới bây giờ lão nhân gia vẫn chưa tìm được một học trò nào thông minh hơn mình, cho nên người theo ông ấy học y thuật không ít nhưng chẳng có một ai được hành lễ bái sư.”
Mộ Dung Vô Phong hỏi: “Đó vốn là thiền lý của người xuất gia, người hành nghề y cũng không nhất thiết phải kỹ càng thế chứ?”.
Người qua đường kia đáp: “Nếu ngài nói với ông ấy như thế, lão nhân gia sẽ trợn mắt nói ngài thô tục”.
Mộ Dung Vô Phong bật cười, vẫn cứ tiếp tục đóng đinh treo tấm biển gỗ lên.
Rất lâu rồi chàng không cười như thế.
Người qua đường kia nhìn chàng một lượt hỏi: “Ngài chính là vị `Lâm thị` này?”.
Chàng gật đầu đáp: “Ừm”.
Người kia hỏi: “Bộ dạng ngài thế này mà cũng là đại phu?”.
Chàng xoay người lại, nhìn người kia chằm chằm, dáng vẻ hung dữ hỏi: “Ta như thế này thì làm sao?”.
Người kia sững ra, nói: “Tấm biển này dù có muốn treo cũng phải treo cao lên một chút”.
Hiện Mộ Dung Vô Phong vẫn rất khó đứng lên, liền nói: “Tôi chỉ treo cao đến thế thôi”.
Người kia hỏi: “Lẽ nào ngài muốn để bệnh nhân phải cúi gập xuống nhìn biển hiệu của mình?”.
Chàng đáp: “Trị được bệnh, có phải khom lưng xuống cũng có gì đáng sợ?”.
Người kia nói: “Tôi có thể giúp ngài treo biển lên nóc cửa”.
Mộ Dung Vô Phong đáp: “Tấm biển gỗ này treo đây được rồi”.
Người kia thở dài nói: “Thôi được rồi, tôi xem tiên sinh ngài không phải người ở đây, làm ăn cũng chẳng dễ dàng gì, tôi có một cô em gái đang bệnh, ngày mai sẽ đưa tới chỗ ngài khám”.
Mộ Dung Vô Phong hỏi: “Sao ông không đưa cô ấy tới chỗ Diệp tiên sinh?”.
Người kia đáp: “Đưa đến chỗ ông ấy, riêng tiền khám một lần đã tốn ba lượng rồi”.
Mộ Dung Vô Phong nói: “Tiền khám chỗ tôi là mười lượng một lần”.
“Lão huynh điên rồi à? Bệnh nhân đầu tiên cũng nên nhẹ tay một chút chứ!”
“Chính là giá ấy, không có bớt đâu. Muốn thì ngày mai đưa cô ấy tới, không thì tùy ông”.
“Tên của ngài là?”, người kia hỏi.
“Lâm Xử Hòa”, chàng lãnh đạm nói: “Cũng chính là ý sống chan hòa với người khác”.
Miệng người kia như sắp lệch đi rồi.
Sau khi treo biển hiệu lên, chàng liền tới tìm chủ nhà ở kế bên. Thương lượng một lát chủ nhà liền đồng ý mỗi ngày người giúp việc của mình ra chợ mua thức ăn sẽ nhân tiện mua về cho chàng một phần, tất cả chi phí tính hết vào tiền nhà.
Chàng biết ra khỏi cửa rẽ trái, đi thêm nửa dặm sẽ là một khu chợ rất lớn. Hà Y vẫn thường mua thức ăn ở đấy. Khu chợ đó là nơi đông đúc náo nhiệt nhất của trấn này, ngày nào cũng mở cửa từ lúc trời chưa sáng. Tiểu thương bốn phía ùn ùn kéo vào, tiếng người huyên náo, người đẩy xe thì đẩy xe, người dắt ngựa thì dắt ngựa, ngày nắng thì bụi đất mù mịt, ngày mưa thì bùn lầy ướt nhẹp.
Cái chàng ghét nhất chính là ồn ào. Những nơi tạp nham ồn ả như thế chàng sẽ không bao giờ đặt chân tới.
Ông chủ cho thuê nhà họ Vạn, mọi người thường hay gọi la Vạn viên ngoại, là một nam nhân vừa cao vừa béo, râu ria đầy mặt. Giọng nói ông ta rất vang, tính tình cực kỳ hào sảng.
“Hay là ngài có cần vài đứa nha hoàn chăng? Tôi có thể đi mua giúp ngài, tiểu cô nương mười hai tuổi, ngoài chợ cùng lắm là ba lượng bạc một đứa.”
Mộ Dung Vô Phong nhíu mày, người này rõ ràng đang nói về một người sống, vậy mà khẩu khí cứ như đang bàn về một con ngựa.
“Tôi không cần nha hoàn nhưng muốn mua một con lạc đà”, chàng nói.
Chàng bỗng nhiên nghĩ, nếu mình muốn ra ngoài, có lạc đà cưỡi thì khá là tiện.
Con đường lát đá xanh ở đây tuy miễn cưỡng thì vẫn có thể đi xe lăn nhưng đằng trước đằng sau đâu đâu cũng là cống rãnh, lên dốc xuống dốc. Mà kể có là cưỡi lạc đà, những nơi chàng có thể tới vẫn rất hạn chế.
“Lạc đà thì đắt đây. Loại hảo hạng chỉ sợ cũng phải ba mươi lượng bạc. Tôi sẽ nhờ người sành sỏi giúp ngài chọn một con, ngài có thể nuôi nó trong chuồng ngựa của tôi, lúc cần dùng thì cứ dắt ra là được”, Vạn viên ngoại nhìn bộ dạng yếu ớt của chàng, nói với vẻ cảm thông.
“Cứ như ngài nói đi, đây là ba mươi lượng bạc. Đa tạ ngài”, chàng đưa ngân phiếu qua rồi cáo từ rời đi.
Ông chủ Vạn quả nhiên nói được làm được, gần tới trưa thì phái người đưa tới thức ăn chàng nhờ mua ngày hôm đó, còn thông báo là lạc đà đã mua xong.
Chàng tới nhà bếp vật lộn hồi lâu, đánh vỡ mất hai cái bát nhỏ, cuối cùng cũng làm cho mình được một đĩa thức ăn mùi vị không tệ.
Cũng may trước đây lúc chàng và Hà Y bị kẹt trong sơn thôn, chàng đã từng nấu cơm gần mười ngày, lúc gặp khó khăn cũng rất thật thà thỉnh giáo Tân đại nương, có chút công phu đó làm nền tảng, rốt cuộc lúc chàng thổi lửa nấu cơm cũng không đến nỗi làm cháy lông mày mình, lúc băm gừng cũng không cắt phải tay mình, lúc xào nấu thức ăn cũng không để dầu bắn ra làm bỏng mặt mình.
Lúc này chàng mới phát hiện, thì ra làm những việc ấy không hề khó, chỉ là hồi ở Trúc Ngô viện chàng chưa từng có cơ hội thử làm mà thôi.
Tiếp đến chàng định ra giếng múc nước, giặt quần áo buổi sáng thay ra.
Ròng rọc kéo nước trên giếng lắc lư hơn xa chàng tưởng tượng. Lúc nó lắc lư thì buộc phải đồng thời dùng sức hai tay mà giữ lấy, nhưng hai tay chàng mà rời tay vịn của xe lăn thì thân người sẽ rất khó ngồi vững được, chỉ có thể dựa chặt lên lưng ghế mà thôi. Thùng nước kia cứ đánh qua đánh lại trong giếng, rất nặng nề, khó khăn lắm mới kéo lên khỏi miệng giếng. Chàng cúi người đón lấy cái thùng, cảm thấy dùng một tay thì sẽ không sao xách nổi, chàng trầy trật lắm mới vươn nốt tay kia lên được, nhưng lại không để ý tuột mất tay này khỏi dây ròng rọc, thùng nước liền tuột đi. Chàng lập tức níu lấy sợi dây nhưng không đủ sức, chỉ đành buông ra, thùng nước lại cứ thế rơi trở lại giếng. Cứ như thế ba lần, chàng thử bảy tám tư thế cẩn thận tính toán thăng bằng, cuối cùng mới kéo được thùng nước ra khỏi miệng giếng, hai tay đang giữ lấy thì lưng lại chợt mềm nhũn, tay chợt buông lỏng, thế là cả thùng nước dội thẳng vào người, khiến chàng ướt sũng.
Đầu xuân, nước trong giếng cũng không quá lạnh, nhưng tưới lên người vẫn khiến chàng rùng mình, run lên cầm cập.
Chàng chỉ đành quay vào phòng cởi đồ ướt ra, thay một bộ y phục khô ráo trắng tinh. Tấm đệm ngồi trên xe lăn cũng đã ướt nhẹp, chàng đành phải lấy ra, đặt gần lò sưởi để hong khô.
Hơ xong một mặt chàng đảo mặt kia qua rồi chợt sững người.
Một góc của tấm đệm có thêu hai hình đầu người nho nhỏ bằng chỉ đỏ.
Đường thêu vụng về, đường chỉ xiên xiên xẹo xẹo, nhìn một cái liền biết, đây chính là tác phẩm của Hà Y.
Cái đầu bên trái, trên đỉnh đầu còn thêu thêm mấy sợi dài, đại khái là tóc, bên cạnh còn thêu hai chữ “Hà Y”. Cái đầu bên phải, trên đầu không thêu tóc dài, nhưng thêu một cái búi tóc tròn tròn, bên cạnh thêu hai chữ “Vô Phong” Hai cái đầu dụi sát vào nhau, khuôn mặt tươi cười, bộ dạng rất vui vẻ hớn hở.
Chàng nhìn chăm chú vào hai hình thêu đơn giản mà vui tươi, trong mắt thấy cay cay.
Từ trước tới giờ nàng không sao viết chữ “Vô” cho ra dáng được, bởi vì nét chữ quá nhiều nên viết ra phải béo gấp đôi chữ “Phong”. Nàng vốn cũng không viết cho ổn thỏa được chữ “Mộ”, viết ra rồi thì phải dài gấp đôi gấp ba chữ còn lại.
Nàng còn nói, đứa con đã chết của hai người, tên của nó là “Mộ Dung Đinh Nhất”. Tuy hai chữ đầu lằng nhằng nhiều nét phức tạp là không thể tránh được, nhưng rốt cuộc hai chữ phía sau viết ra cũng đơn giản hơn khối rồi.
Chàng còn nhớ lúc ấy mình bật cười hỏi: “Sao nàng không dứt khoát gọi nó là ‘Mộ Dung Nhất’ luôn cho gọn?”.
“Việc này… hình như không được ổn lắm? Nó tên là ‘Mộ Dung Nhất’, vậy chẳng nhẽ gọi đứa thứ hai là ‘Mộ Dung Nhị’? Thiếp nghe cứ thấy sao sao ấy?”
Mộ Dung Vô Phong ngắm nhìn những hình thêu ấy, mắt nhòa đi. Chàng chợt cảm thấy mình sai rồi. Hai người bọn họ ở với nhau đích xác là có rất nhiều lúc vui vẻ. Bây giờ nhớ lại, niềm hạnh phúc Hà Y cho chàng mới hai năm nay còn vượt xa niềm vui hai mươi mấy năm cuộc đời chàng cộng lại.
Nhưng, liệu Hà Y cũng được vui vẻ chăng?
Thân thế của nàng so với chàng còn thê lương hơn, tuy luôn mang dáng vẻ tràn đầy sức sống nhưng chính bản thân chàng cũng không biết được, cuối cùng nàng có thực sự vui vẻ hay không.
Có! Nàng có hạnh phúc!
Nếu không nàng đã chẳng thêu thế này, hy vọng bọn họ vĩnh viễn hạnh phúc cùng nhau.
Nếu hai người đều cùng vui vẻ, sao lại không thể ở cùng một chỗ? Sao còn phải nghĩ nhiều như thế?
“Người đọc sách cứ thường bị cảm giác cao thượng chi phối, thân mình có chút lý lẽ thì cứ muốn làm thánh nhân. Những người thô lỗ không chịu đọc sách như bọn thiếp cuối cùng lại phải chịu bị bọn chàng hành hạ”, từng có lúc Hà Y đã nói như thế.
Chàng cười khổ, không thể không thừa nhận, lời nàng có lúc cũng thật chuẩn.
Chàng sai rồi! Đơn giản là sai đến mức hồ đồ!
Nghĩ tới đây, chàng vươn người dậy, ra ngoài cửa, đem theo xe lăn, cưỡi lạc đà, men theo cửa hiệu, quán rượu khách điếm dọc phố hỏi từng nhà từng nhà một.
“Xin hỏi vị đại ca này, ngày hôm qua có từng nhìn thấy một cô gái nhỏ nhắn mặc đồ màu tím nhạt không? Trên lưng cô ấy khoác một bọc hành lý màu đỏ, eo giắt một thanh kiếm màu tía?”
“Cô gái nhỏ người à? Không có.”
Chàng lại lăn bánh xe, dưới ánh mắt chăm chăm của đám đông rời đi, tới bên chân lạc đà vỗ nhè nhẹ. Lạc đà quỳ xuống, một tay chàng vịn xe lăn, tay kia níu lấy bướu lạc đà, gồng sức vươn người lên yên, sau đó treo xe lăn lên một cái móc móc vào yên, xong việc lại vỗ lưng lạc đà, con lạc đà từ từ đứng dậy rồi tiếp tục thong thả đi về phía trước.
Tới một nhà khác, chàng lại lặp lại quy trình phức tạp gian nan ấy một lượt nữa, đi vào từng cửa hàng cửa tiệm, hỏi cùng một câu hỏi, đợi người ta lắc đầu trả lời “không thấy”, rồi lại vòng ra leo lên lưng lạc đà, tiếp tục tiến lên phía trước.
Chàng tự biết bộ dạng mình thật không bình thường, rất nhiều người trên đường chú ý tới chàng, có những người khoanh tay đứng hẳn sang một bên, không e dè gì, theo dõi chàng từ đầu tới cuối.
Đây là giang hồ, không phải Vân Mộng cốc, chàng chỉ có thể cố chịu đựng những ánh mắt hiếu kỳ ấy.
Trông thấy bên đường có mấy tiệm nhỏ bán Khách Ngõa Phù, chàng cũng ngồi trên lạc đà cúi người xuống hỏi thăm.
Hà Y tới nơi đây, thứ thích ăn nhất chính là thịt dê xiên nướng. Với lại trước giờ nếu tâm tình nàng càng không tốt, ăn sẽ càng nhiều.
Nhưng ông lão bán Khách Ngõa Phù lại cứ một mực lắc đầu: “Lão đây nướng thịt dê ở chỗ này đã mấy mười mấy năm, chưa từng gặp vị cô nương nào như thế”.
“Nói bừa, nói bừa rồi, lão đầu ông nướng thịt, khói cứ gọi là bay mù mịt, cho dù có một con gấu to đùng bò tới trước mặt, ông cũng chẳng thấy được nữa là!”, người ở quầy hàng bên cạnh nói: “Công tử, người chớ tin lời ông ta. Tôi đã nhìn thấy cô gái công tử vừa nói. Cô ấy còn tới chỗ tôi mua bốn xiên Khách Ngõa Phù nữa cơ”.
Chàng vội hỏi: “Thật sao? Là lúc nào thế?”.
“Chiều tối qua.”
“Cô ấy có nói gì với huynh không?”
“Chẳng nói chẳng rằng. Cô nương ấy trông mặt mày ủ rũ, mua xong đồ thì tiếp tục đi về phía trước rồi.”
“Đa tạ”, chàng chán nản lấy một lượng bạc quẳng cho người kia.
Chủ gánh hàng kia mừng rỡ ngoài mong đợi hỏi: “Công tử, ngài lấy mấy xiên?”.
“Tôi không ăn, anh lấy bán cho người khác đi”, chàng vỗ vỗ lạc đà, không nản chí tiếp tục tiến về phía trước hỏi thăm từng nhà.
Đoạn cuối con phố nối liền với một quan đạo dài tít táp vắt qua một thảo nguyên, thông tới một khu thành thị khác.
Đoạn đường bắt đầu của quan đạo có một khách điếm không lớn không bé, cũng là cửa tiệm buôn bán cuối cùng trên con phố này.
Tiểu nhị nói cho chàng, đích xác là có một vị cô nương như chàng tả vào khách sảnh gọi một bát trà sữa, còn hỏi thăm anh ta xem muốn đi về phía đông tới khu vực giáp biển thì đi như thế nào. Tiểu nhị liền chỉ cho nàng con đường quan đạo này. Nàng uống xong trà, trả tiền rồi đi luôn.
Nghe thấy vậy, Mộ Dung Vô Phong chỉ đành kéo dây cương, như người mất hồn mà quay trở về nhà.
Ánh nắng đầu xuân êm ái chiếu qua cửa sổ, ngoài song còn văng vẳng tiếng chim hót.
Chàng đã sức cùng lực kiệt, ủ rũ nằm xuống giường, trong đầu là một khoảng trống rỗng.
Thân thể chàng vốn yếu đuối, vừa rồi bị nước giếng tưới ướt, rồi lại thêm cả đêm qua rượu vào ngủ gục dưới đất bị nhiễm lanh, đến chiều thì toàn thân bắt đầu nóng bừng.
Chàng định cắn răng xuống giường, tìm cho mình ít thuốc, nhưng đầu váng mắt hoa, cả người mềm nhũn đành nằm đơ trên giường, mê mê man man mà thiếp đi.
Tới nửa đêm thì toàn thân chàng nóng rực, miệng lưỡi khô khốc muốn uống nước nhưng mí mắt nặng trĩu không mở ra nổi, vươn tay quờ quạng trên cái bàn cạnh giường một lát cũng chẳng sờ thấy bình nước đâu, chỉ đành tiếp tục gục đầu xuống mê man.
Cũng không biết ngủ tới lúc nào, đột nhiên có người lay mạnh thân chàng. Chàng miễn cưỡng mở mắt ra, trời đi sáng từ lâu, một người trung niên mặc áo xanh đang đứng trước mặt chàng.
Trong cơn mơ hồ, chàng hỏi: “Các hạ là ai? Sao lại chạy tới phòng tôi?”.
Người kia nói: “Lâm đại phu, ngài không nhận ra tôi à? Tôi là người nói chuyện với ngài hôm qua lúc ngài treo biển hiệu đó. Tôi họ Phí, gọi là Phí Khiêm”.
Mộ Dung Vô Phong nhắm mắt lại, nói: “Bất kể là phí tiền hay không phí tiền[1], hôm nay tôi không khai trương”.
[1] Phí Kiêm và phí tiền trong tiếng Trung có cùng một âm đọc.
Phí Khiêm kêu lên: “Này! Con người ngài sao nói rồi lại không giữ lời thế? Hôm qua rõ ràng ngài đã nhận lời khám bệnh cho muội muội tôi mà”.
Mặc kệ hắn khua môi múa mép, Mộ Dung Vô Phong hạ đầu xuống ngủ luôn, chẳng thèm để ý tới hắn nữa.
“Bây giờ sắp chiều rồi! Sao ngài vẫn chưa xuống giường? Có loại đại phu lười biếng như ngài sao? Tôi đưa người bệnh từ xa xôi tới dễ dàng lắm hả? Họ Lâm kia, rốt cuộc hôm nay ngài có khám bệnh hay không?”, Phí Khiêm tức mình đứng chống nạnh giạng chân bên giường Mộ Dung Vô Phong to mồm mắng mỏ.
Giọng hắn to kinh người, hét tới mức Mộ Dung Vô Phong chẳng làm sao ngủ nổi.
Bất chợt có một giọng nói khác rất nhỏ nhẹ, rất nho nhã cất lên: “Ca ca, chúng ta… hay là chúng ta về đi. Vị đại phu này… muội thấy hình như ốm rồi”.
“Ốm rồi? Nói linh tinh, bản thân hắn là đại phu, sao mà ốm được?”
“Huynh xem người ta mặt mũi đỏ rực thế kia… chẳng phải đang… đang sốt hay sao?”
Phí Khiêm đưa tay sờ trán Mộ Dung Vô Phong một cái, giật thót mình, nói: “Quả nhiên hắn ốm rồi”.
Nói rồi lay lay chàng, hỏi: “Này, ở đây ngài có thân thích nào không? Tôi sẽ giúp ngài gọi tới. Ngài ốm rồi, cứ phải có người chăm sóc vẫn hơn”.
Mộ Dung Vô Phong chẳng biết làm sao, chỉ đành mở mắt ra, trông thấy có một cô bé nhỏ nhắn đang đứng sau lưng Phí Khiêm, trên đầu còn đội một chiếc mũ lớn. Cô bé này mặt trái xoan, đường nét thanh tú, thân hình gần giống như Hà Y.
Vừa nghĩ tới Hà Y, đầu chàng thoáng mê muội, lại khép mắt lại.
Cô bé nói: “Ca ca, chúng ta về đi. Vị này hình như bệnh không nhẹ. Mấy hôm nữa chúng ta… chúng ta lại tới”.
Phí Khiêm không có cách nào khác, đang định quay người đi thì thấy Mộ Dung Vô Phong trở mình ngồi dậy.
“Đại phu, ngài không sao chứ?”, Phí Khiêm dò hỏi.
“Không sao, chỉ là chút phong hàn mà thôi”, Mộ Dung Vô Phong bật ho vài tiếng, nói: “Xin lỗi, tôi chẳng cách nào xuống giường được. Làm phiền ông lấy một chiếc trường kỷ vào đây, bảo bệnh nhân ngồi trước mặt tôi”.
Phí Khiêm vội vàng bê ghế tới, nói: “Tiểu Mẫn, lại đây, mau ngồi xuống đây”.
Cô bé kia ngập ngừng do dự, mặt mũi ngượng nghịu tới đỏ bừng, gượng gạo đi tới rồi ngồi xuống ghế.
Mộ Dung Vô Phong thờ ơ không chút biểu cảm, nhìn cô bé rồi nói với Phí Khiêm: “Làm phiền mang một chậu nước vào đây, tôi cần rửa tay”.
Chàng cẩn thận kỹ lưỡng rửa tay thật sạch rồi lấy khăn lau khô.
“Năm nay bao nhiêu rồi?”, chàng vừa bắt mạch, vừa hỏi.
Cô bé rụt rè nói: “Mười lăm”.
“Bỏ mũ xuống đi”, chàng lại nói.
Khuôn mặt cô bé càng đỏ hơn, đầu cúi thấp, ngần ngừ hồi lâu mới kéo mũ xuống.
Trên đầu cô bé toàn là ghẻ lở, không có lấy một cọng tóc.
Chàng ngơ ngẩn nhìn những vết lở xấu xí, cái cao cái thấp ấy, không biết vì sao, tâm tư lại lâng lâng nhớ tới Hà Y.
Mãi một lúc sau, chàng mới từ từ tỉnh táo trở lại, liền với một cái bút trên chiếc bàn bên cạnh, chấm lên chút chu sa rồi lần đưa tay sờ lên những vết lở trên đầu cô bé, từng cái từng cái một. Vừa sờ vừa hỏi:
“Cái này đau không?”
Nếu cô bé nói “Đau”, chàng liền sờ lên cái tiếp theo. Nếu cô bé nói “Không đau nhưng ngứa”, chàng sẽ dùng bút khoanh lại một vòng. Nếu cô bé nói “Không đau cũng không ngứa”, chàng sẽ đánh dấu chéo. Trong đó có một chỗ, cô bé nói: “Vừa đau vừa ngứa”, chàng liền khoanh lại rồi đánh thêm dấu chéo.
Sau khi sờ xong hết những chỗ lở loét, chàng lại rửa tay thật kỹ rồi lấy bút mực, viết ra bốn đơn thuốc đánh dấu là Giáp, Ất, Bính, Đinh.
Cô bé kia vội vàng đội mũ lên.
Xong xuôi Mộ Dung Vô Phong nói: “Đem thuốc trong bốn phương thuốc này sao riêng ra thành cao. Chỗ khuyên tròn thì dùng Giáp, chỗ dấu chéo thì dùng Ất, vừa khuyên tròn vừa dấu chéo thì dùng Bính. Những chỗ còn lại dùng Đinh. Một ngày ba lần, cách một ngày lại dán cao. Trong vòng một tháng có thể khỏi hẳn”.
Phí Khiêm nói: “Trên đầu nó có bao nhiêu vết như thế, làm sao tôi nhớ được chỗ nào đau, chỗ nào ngứa?”.
Mộ Dung Vô Phong nói: “Có tổng cộng hai mươi ba vết lở loét. Tôi sẽ vẽ lại cho ông”, nói rồi chàng lấy giấy vẽ lại hình dáng đầu, ở từng vị trí lở loét cũng đánh dấu như trên.
Chàng vẽ liền một hơi là xong xuôi, tựa như vị trí mỗi vết lở loét đều đã ghi nhớ kỹ trong đầu rồi.
Phí Khiêm không nhịn được hỏi: “Liệu ngài có nhớ nhầm không? Có cần bảo nó bỏ mũ xuống kiểm tra lại một lượt không?”.
Mộ Dung Vô Phong lườm hắn một cái: “Tôi không nhớ nhầm được. Nếu ông muốn đếm lại thì về nhà mà đếm cũng chưa muộn”.
Phí Khiêm nghĩ một lát rồi hỏi: “Thuốc trong bốn đơn này, có đắt lắm không?”.
Mộ Dung Vô Phong hỏi: “Trong tay ông giờ có bao nhiêu tiền?”.
Phí Khiêm nói: “Hai mươi lượng. Mười lượng là phí khám bệnh, mười lượng mua thuốc. Chẳng giấu gì đại phu, bệnh này của tiểu muội tôi đã bị bảy tám năm nay rồi, tiền bỏ ra chữa chạy cứ tuôn đi như nước. Loại thuốc kỳ lạ hiếm có nào cũng thoa qua rồi, chẳng có chút tác dụng nào cả. Bộ dạng nó như thế, thật muốn gả củng chẳng gả cho ai được, của hồi môn cũng sớm đã bị tiêu sạch rồi. Bây giờ trong nhà chỉ còn lại chút tiền, thật không sao chịu nổi chi tiêu như thế. Nhưng, ài… cuối cùng vẫn là người có học mà. Ai bảo nó là tiểu muội của tôi cơ chứ”.
Mộ Dung Vô Phong nhìn Phí Khiêm một cái, cầm lại đơn thuốc, loạt xoạt vài nét gạch đi mấy loại thuốc, rồi lại thêm vào mấy vị, nói: “Cô bé là bệnh nhân đầu tiên của tôi, tiền khám miễn đi. Vị thuốc quý, chỉ cần không quá quan trọng tôi đã bỏ đi rồi, đổi thành vài vị khác rẻ hơn một chút. Tính ra, hai mươi lượng đại khái cũng đủ rồi”.
Phí Khiêm nhìn chàng, nói: “Trông ngài quả đúng là một đại phu cao minh. Trước đây mấy vị đại phu khác xem bệnh đều chỉ kê có một đơn thuốc”.
Mộ Dung Vô Phong cười nhạt nói: “Vết lở loét trên đầu cô bé đâu phải chỉ có một loại. Phải dùng các loại thuốc khác nhau chữa riêng mới được”.
Phí Khiêm cúi đầu nói: “Vậy xin đa tạ. Bây giờ bọn tôi sẽ đi mua thuốc, cáo từ”.
Truyền Hạnh đường.
Phùng Lão Cửu tay cầm đơn thuốc, tay kia luân chuyển trên kệ thuốc lớn hình bát giác đầy ắp thuốc, chớp mắt đã lấy đủ phân lượng vị thuốc theo bốn đơn thuốc Phí Khiêm đưa cho.
Đợi tới lúc đang bọc thuốc lại, ông ta đột nhiên dừng tay thắc mắc: “Lạ thật, phương thuốc này hình như không phải do Diệp lão tiên sinh kê!”.
Loại giấy Diệp lão tiên sinh hay dùng để kê đơn thuốc thống nhất dùng giấy Tố Vân Hoa Tiên, ở góc dưới bên phải còn có đóng ấn ba chữ “Truyền Hạnh đường”.
Trong vòng trăm dặm quanh đây cũng có tới mười mấy tiệm thuốc nhưng y quán thì chỉ có một nơi, chính là Truyền Hạnh đường của Diệp thị.
Người một dải quanh đầy đều biết, thuốc, ở kho của Truyền Hạnh đường là đầy đủ nhất; đại phu, Diệp lão tiên sinh của Truyền Hạnh đường là tốt nhất.
Ở Truyền Hạnh đường, trừ Diệp lão tiên sinh ra cũng chỉ còn hai vị đại phu ngồi khám bệnh trong y quan là có thể kê đơn, tuy nhiên bất kể hai người họ cần xin khẩn khoản thế nào, Diệp tiên sinh cũng kiên quyết không đồng ý thu nhận bọn họ làm học trò.
Hai vị đại phu này, một vị họ Trương, một vị họ Cảnh, tuổi đều đã xấp xỉ bốn mươi.
Giấy mà bọn họ dùng cũng là giấy Hoa Tiên chuyên dụng của Truyền Hạnh đường.
Phí Khiêm cũng là khách thường xuyên của Truyền Hạnh đường. Mọi người đều biết hắn có một người em gái nhan sắc không tệ nhưng đầy đầu lở loét. Chỉ vì căn bệnh này của em gái, Phí Khiêm tới nơi đây bốc thuốc chưa phải một trăm thì cũng đã chín mươi lần rồi.
Nhưng lần này, tờ đơn thuốc trong tay Phùng Lão Cửu chỉ là một tờ giấy Mai Hoa tùy tiện mua từ một tiệm bán giấy nào đó, chữ trên đó là Triệu thể được viết ngay ngắn mềm mại, bên dưới đề “Lâm Xử Hòa” ba chữ, cũng là một cái tên cực kỳ xa lạ.
“Vị Lâm đại phu này là ai?”, Phùng Lão Cửu không nhịn được hỏi.
“Là một đại phu mới tới, vừa khai trương hôm nay”, Phí Khiêm thật thà trả lời.
“Vừa mới tới? Sao tôi chẳng nghe ai nói? Có ai tiến cử à?”
Hành nghề đại phu đều phải có người trong nghề tiến cử thì mới có chỗ đứng chân. Người này vừa mới tới, cho dù không muốn chào hỏi đồng nghiệp thì chí ít cũng phải gửi tới một tấm thiếp thông báo một tiếng. Cứ thế ngang nhiên khai trương, há chẳng phải cố ý không thèm để Diệp lão tiên sinh vào mắt sao?
“Tôi không biết, hình như không có”, Phí Khiêm đáp.
“Thế thì ngươi không đúng rồi”, Phùng Lão Cửu nghiêm mặt nói: “Lẽ nào hắn nói hắn là đại phu thì hắn đúng là đại phu sao? Mấy năm nay những kẻ đi lừa gạt còn ít à? Bọn lang băm giang hồ hành nghề y là thô bỉ nhất, kê một đơn thuốc, ôm tiền vào tay là chạy, nào có quản tới sống chết của người bệnh? Ngươi xem phương thuốc này, đều là vị nặng. Lão đầu này đây bốc thuốc đã mấy chục năm cũng chưa từng nhìn thấy đơn thuốc nào mạnh thế này. Muội muội ngươi mới chỉ là một nha đầu mười ba, mười bốn tuổi, có chịu nổi không? Nếu như thoa vào rồi có mệnh hệ gì, thế thì phải làm sao?”.
Ông ta nói một hồi, làm Phí Khiêm cũng bị dọa sợ tới không dám mở miệng. Mãi một lúc sau mới ấp a ấp úng nói: “Không phải chứ? Xem ra hắn còn rất trẻ tuổi. Đại khái là mới hơn hai mươi. Phí khám bệnh lại đòi những mười lượng, không giống bọn lang băm giang hồ đâu!”.
“Cái gì? Mười lượng một lượt khám? Thế còn không phải muốn giết người sao? Diệp lão tiên sinh tuổi cao đức lớn, hành nghề đại phu đã mấy chục năm cũng chỉ mới thu ba lượng một lần khám thôi. Người trẻ tuổi muốn phát tài cũng không thể vội vàng đến thế chứ!”, Phùng Lão Cửu cực kỳ bực bội, cảm thấy việc này là việc lớn, bèn cầm phương thuốc đi vào trong nhà, xin Diệp lão tiên sinh xem qua.
Phí Khiêm chỉ đành đứng ngoài cửa đợi, tim đập không yên. Trong lòng thầm cảm thấy may mắn vì tên họ Lâm kia không hề thu phí khám bệnh, nếu không số bạc trắng phau kia lại chẳng phải là ném xuống sông xuống biển rồi sao?
Một lúc sau, Diệp Sĩ Viễn từ trong nhà bước ra.
Đó là một lão nhân dáng cao, mặt mũi đầy đặn, ánh mắt bức người, tay vuốt chòm râu, vừa gặp Phí Khiêm liền hỏi: “Phí huynh đệ, vị Lâm đại phu mà ngươi nói sống ở đâu?”.
“Vâng, việc này… hắn sống ở ngõ Xuyên Sơn Giáp, kế bên nhà Vạn viên ngoại”, Phí Khiêm nói: “Bên cửa có treo một tấm bảng hiệu, viết là Lâm thị y quán”.
“Ừm, liệu có thể mời huynh đệ tới trước thông báo một tiếng, nói là có Diệp Sĩ Viễn ta muốn tới nhà thăm hỏi không?”
Phùng Lão Cứu nghe thấy câu này không khỏi sững người. Thăm hỏi? Câu này có phải quá khách khí rồi không?
“Điều này… điều này… hôm nay sợ không được tiện lắm. Hình như hắn đang bệnh rất nặng. Với lại… với lại chân của hắn cũng không được tiện cho lắm… hình như hắn chỉ có một chân, chân kia cũng không thể đi lại được”, Phí Khiêm lắp bắp nói.
“Ái chà!’, Diệp Sĩ Viễn thầm giật mình.
“Ngài ấy ở một mình, hay là cùng ở với người khác nữa? Có gia quyến gì không?”
“Hắn ở một mình. Theo tôi thấy thì trong nhà không còn ai khác. Lúc bọn tôi đi khỏi, hắn còn đang mê man trên giường, hình như ốm đã lâu lắm rồi, cũng không ai chăm. Bộ dạng… đáng thương lắm.”
“Vậy ta càng muốn tới xem xem. Người đâu, chuẩn bị kiệu. Phùng Cửu, ngươi chỉ cần bốc thuốc theo đơn ấy đưa cho hắn là được. Vị Lâm Xử Hòa này có lẽ không phải là một đại phu bình thường đâu.”
Đây là thứ nàng lưu lại, thứ duy nhất thuộc về nàng còn lại nơi đây.
Chàng đi vào nhà bếp, căn bếp đã được dọn dẹp sạch bong, trong cái vò sứ Thanh Hoa còn có mấy chùm tỏi, mấy củ gừng khô. Chai lọ, bình vại rất nhiều, cái nào cái nấy đều bóng loáng không chút bụi, cứ như chỉ vừa mới được mua về. Vì bệnh ưa sạch của chàng, chính nàng cũng dần dần biến thành một người ưa sạch.
Chàng một mình dạo quanh viện, buồn bã tới mức muốn điên lên.
“Ta đã làm đúng, làm thế tuy nàng sẽ buồn nhưng đối với nàng thế mới tốt”, chàng tự nói với bản thân.
“Từ trước tới giờ Hà Y là một người nghĩ rất thoáng, cái gì cũng không thể trói buộc nàng. Nàng nhất định có thể dần quên ta.”
“Ta vốn là một kẻ tàn phế, vốn không nên vướng bận nàng quá nhiều.”
“Nếu ngươi đã yêu một người thì không được ích kỷ, phải thời thời khắc khắc nghĩ cho hạnh phúc lâu dài của người ấy.”
Cứ như thế, chàng có thể nghĩ ra cả ngàn lý do chứng minh bản thân mình đã làm đúng. Nhưng chàng lại không sao hiểu được, bởi lẽ gì mà chàng trở nên mềm yếu như thế, đột nhiên lại không làm sao rời được người con gái ấy.
Ra khỏi cửa, đi về bên phải không xa là một quán rượu nhỏ. Chàng mua ba vò rượu lớn rồi quay về phòng mình, một chén rồi lại một chén dốc xuống, cho tới khi bản thân say khướt thì thôi.
Chàng say túy lúy tới mức ngã gục xuống đất rồi cũng lười chẳng buồn bò dậy, liền nằm luôn đấy ngủ qua một đêm.
Tới nửa đêm, chàng rút trong người ra một con dao nhỏ, điên cuồng muốn tự kết liễu bản thân, nhưng rồi bên tai lại văng vẳng giọng Hà Y.
“Chàng phải gắng sức sống cho thật tốt, vĩnh viễn không được nghĩ tới chữ ‘chết’ ấy!”
Chàng chăm chú nhìn ánh thép sắc lạnh của con dao trong tay rất lâu rồi lại dúi nó xuống dưới gối.
Lúc tắm rửa, nhìn thân thể tàn phế của mình, chàng chỉ cảm thấy đầu óc choáng váng, nghĩ không ra vì sao Hà Y vẫn có thể chẳng màng tất cả mà yêu thương mình, nghĩ không ra lúc giúp mình tắm rửa, thay thuốc, nàng làm thế nào mà đối mặt được với những vết thương đáng sợ thế này.
Hình như nàng cũng giống bản thân mình, đang chìm đắm vào tình ái nồng nhiệt mà đánh mất đi lý trí.
Tới khi những nồng nhiệt qua đi, còn lại sẽ chỉ là sự chịu đựng dai dẳng, những lo âu vô hạn, và nỗi vất vả khôn cùng mà chẳng có lấy nổi dù chỉ một chút niềm vui đáng kể.
Hãy còn may, chàng đã chấm dứt tất cả trước khi ái tình biến thành vô vị!
Ngày hôm sau, chàng tỉnh lại từ cơn say bí tỉ, ánh mặt trời nhức mắt rọi qua song cửa sổ, chiếu thẳng lên mặt chàng.
Chàng chỉ đành lồm cồm bò dậy, trèo lên xe lăn, thay một bộ y phục sạch sẽ khác rồi dọn dẹp những thứ mình nôn ra.
Chàng mở toang cửa sổ để mùi rượu nồng nặc trong phòng tan đi rồi gom lấy chút tinh thần, đi tới nhà bếp rán cho mình hai quả trứng gà.
Chàng cắn chặt răng, đem bi thương chôn thật sâu tận đáy lòng.
Sống tiếp, chỉ cần vẫn còn sống thì phải tiếp tục sống?
Mà đã muốn tiếp tục sống thì đương nhiên phải nghĩ xem bản thân nên sống thế nào!
Tuy là có tiền nhưng chàng trước giờ vốn chẳng phải loại người chỉ biết ngủ trên đống tiền. Chàng không có chân nhưng vẫn còn đôi tay này, cũng xem như chưa phải một phế nhân hoàn toàn.
“Tất cả những thứ ông Trời cho ta, ta đều dùng hết rồi. Cũng xem như không uổng phí một chuyến ngao du nơi cõi người này”, chàng thầm nhủ với bản thân.
Thế rồi chàng tìm bút mực, rồi lại kiếm một tấm gỗ to, để lên đó bốn chữ lớn: “Lâm thị y quán”, sau đó treo lên cạnh cửa lớn nhà mình.
Lúc chàng treo tấm biển gỗ ấy lên, vừa khéo có người đi qua, người này kéo chàng bảo: “Tiên sinh, ngài điên rồi chăng? Trong trấn đã có y quán lớn nhất cả một dải đất này, lão tiên sinh nơi ấy họ Diệp, danh vang khắp miền Tây Bắc, xưng tụng là `Tái ngoại y tiên`. Ngài treo tấm biển này lên, há chẳng phải có ý muốn cướp miếng ăn của lão nhân gia sao?”.
Mộ Dung Vô Phong sững người, hỏi: “Có phải là Diệp Sĩ Viễn tiên sinh, người viết cuốn Diệp thị mạch độc không?”.
Người kia đáp: “Không sai. Người làm dưới tay lão tiên sinh cũng có cả đống, nhưng tính tình lão tiên sinh kỳ quái cho tới nay vẫn chưa thu nhận một đệ tử nào”.
Mộ Dung Vô Phong cười khổ, hỏi: “Thế là vì làm sao?”.
“Lão nhân gia thường nói, nếu học trò mà thông minh bằng sư phụ thì dù có học rồi, cũng chỉ có được một nửa thành tựu của sư phụ mà thôi. Chỉ có người học trò thông minh hơn cả sư phụ mới đáng để truyền dạy. Cho tới bây giờ lão nhân gia vẫn chưa tìm được một học trò nào thông minh hơn mình, cho nên người theo ông ấy học y thuật không ít nhưng chẳng có một ai được hành lễ bái sư.”
Mộ Dung Vô Phong hỏi: “Đó vốn là thiền lý của người xuất gia, người hành nghề y cũng không nhất thiết phải kỹ càng thế chứ?”.
Người qua đường kia đáp: “Nếu ngài nói với ông ấy như thế, lão nhân gia sẽ trợn mắt nói ngài thô tục”.
Mộ Dung Vô Phong bật cười, vẫn cứ tiếp tục đóng đinh treo tấm biển gỗ lên.
Rất lâu rồi chàng không cười như thế.
Người qua đường kia nhìn chàng một lượt hỏi: “Ngài chính là vị `Lâm thị` này?”.
Chàng gật đầu đáp: “Ừm”.
Người kia hỏi: “Bộ dạng ngài thế này mà cũng là đại phu?”.
Chàng xoay người lại, nhìn người kia chằm chằm, dáng vẻ hung dữ hỏi: “Ta như thế này thì làm sao?”.
Người kia sững ra, nói: “Tấm biển này dù có muốn treo cũng phải treo cao lên một chút”.
Hiện Mộ Dung Vô Phong vẫn rất khó đứng lên, liền nói: “Tôi chỉ treo cao đến thế thôi”.
Người kia hỏi: “Lẽ nào ngài muốn để bệnh nhân phải cúi gập xuống nhìn biển hiệu của mình?”.
Chàng đáp: “Trị được bệnh, có phải khom lưng xuống cũng có gì đáng sợ?”.
Người kia nói: “Tôi có thể giúp ngài treo biển lên nóc cửa”.
Mộ Dung Vô Phong đáp: “Tấm biển gỗ này treo đây được rồi”.
Người kia thở dài nói: “Thôi được rồi, tôi xem tiên sinh ngài không phải người ở đây, làm ăn cũng chẳng dễ dàng gì, tôi có một cô em gái đang bệnh, ngày mai sẽ đưa tới chỗ ngài khám”.
Mộ Dung Vô Phong hỏi: “Sao ông không đưa cô ấy tới chỗ Diệp tiên sinh?”.
Người kia đáp: “Đưa đến chỗ ông ấy, riêng tiền khám một lần đã tốn ba lượng rồi”.
Mộ Dung Vô Phong nói: “Tiền khám chỗ tôi là mười lượng một lần”.
“Lão huynh điên rồi à? Bệnh nhân đầu tiên cũng nên nhẹ tay một chút chứ!”
“Chính là giá ấy, không có bớt đâu. Muốn thì ngày mai đưa cô ấy tới, không thì tùy ông”.
“Tên của ngài là?”, người kia hỏi.
“Lâm Xử Hòa”, chàng lãnh đạm nói: “Cũng chính là ý sống chan hòa với người khác”.
Miệng người kia như sắp lệch đi rồi.
Sau khi treo biển hiệu lên, chàng liền tới tìm chủ nhà ở kế bên. Thương lượng một lát chủ nhà liền đồng ý mỗi ngày người giúp việc của mình ra chợ mua thức ăn sẽ nhân tiện mua về cho chàng một phần, tất cả chi phí tính hết vào tiền nhà.
Chàng biết ra khỏi cửa rẽ trái, đi thêm nửa dặm sẽ là một khu chợ rất lớn. Hà Y vẫn thường mua thức ăn ở đấy. Khu chợ đó là nơi đông đúc náo nhiệt nhất của trấn này, ngày nào cũng mở cửa từ lúc trời chưa sáng. Tiểu thương bốn phía ùn ùn kéo vào, tiếng người huyên náo, người đẩy xe thì đẩy xe, người dắt ngựa thì dắt ngựa, ngày nắng thì bụi đất mù mịt, ngày mưa thì bùn lầy ướt nhẹp.
Cái chàng ghét nhất chính là ồn ào. Những nơi tạp nham ồn ả như thế chàng sẽ không bao giờ đặt chân tới.
Ông chủ cho thuê nhà họ Vạn, mọi người thường hay gọi la Vạn viên ngoại, là một nam nhân vừa cao vừa béo, râu ria đầy mặt. Giọng nói ông ta rất vang, tính tình cực kỳ hào sảng.
“Hay là ngài có cần vài đứa nha hoàn chăng? Tôi có thể đi mua giúp ngài, tiểu cô nương mười hai tuổi, ngoài chợ cùng lắm là ba lượng bạc một đứa.”
Mộ Dung Vô Phong nhíu mày, người này rõ ràng đang nói về một người sống, vậy mà khẩu khí cứ như đang bàn về một con ngựa.
“Tôi không cần nha hoàn nhưng muốn mua một con lạc đà”, chàng nói.
Chàng bỗng nhiên nghĩ, nếu mình muốn ra ngoài, có lạc đà cưỡi thì khá là tiện.
Con đường lát đá xanh ở đây tuy miễn cưỡng thì vẫn có thể đi xe lăn nhưng đằng trước đằng sau đâu đâu cũng là cống rãnh, lên dốc xuống dốc. Mà kể có là cưỡi lạc đà, những nơi chàng có thể tới vẫn rất hạn chế.
“Lạc đà thì đắt đây. Loại hảo hạng chỉ sợ cũng phải ba mươi lượng bạc. Tôi sẽ nhờ người sành sỏi giúp ngài chọn một con, ngài có thể nuôi nó trong chuồng ngựa của tôi, lúc cần dùng thì cứ dắt ra là được”, Vạn viên ngoại nhìn bộ dạng yếu ớt của chàng, nói với vẻ cảm thông.
“Cứ như ngài nói đi, đây là ba mươi lượng bạc. Đa tạ ngài”, chàng đưa ngân phiếu qua rồi cáo từ rời đi.
Ông chủ Vạn quả nhiên nói được làm được, gần tới trưa thì phái người đưa tới thức ăn chàng nhờ mua ngày hôm đó, còn thông báo là lạc đà đã mua xong.
Chàng tới nhà bếp vật lộn hồi lâu, đánh vỡ mất hai cái bát nhỏ, cuối cùng cũng làm cho mình được một đĩa thức ăn mùi vị không tệ.
Cũng may trước đây lúc chàng và Hà Y bị kẹt trong sơn thôn, chàng đã từng nấu cơm gần mười ngày, lúc gặp khó khăn cũng rất thật thà thỉnh giáo Tân đại nương, có chút công phu đó làm nền tảng, rốt cuộc lúc chàng thổi lửa nấu cơm cũng không đến nỗi làm cháy lông mày mình, lúc băm gừng cũng không cắt phải tay mình, lúc xào nấu thức ăn cũng không để dầu bắn ra làm bỏng mặt mình.
Lúc này chàng mới phát hiện, thì ra làm những việc ấy không hề khó, chỉ là hồi ở Trúc Ngô viện chàng chưa từng có cơ hội thử làm mà thôi.
Tiếp đến chàng định ra giếng múc nước, giặt quần áo buổi sáng thay ra.
Ròng rọc kéo nước trên giếng lắc lư hơn xa chàng tưởng tượng. Lúc nó lắc lư thì buộc phải đồng thời dùng sức hai tay mà giữ lấy, nhưng hai tay chàng mà rời tay vịn của xe lăn thì thân người sẽ rất khó ngồi vững được, chỉ có thể dựa chặt lên lưng ghế mà thôi. Thùng nước kia cứ đánh qua đánh lại trong giếng, rất nặng nề, khó khăn lắm mới kéo lên khỏi miệng giếng. Chàng cúi người đón lấy cái thùng, cảm thấy dùng một tay thì sẽ không sao xách nổi, chàng trầy trật lắm mới vươn nốt tay kia lên được, nhưng lại không để ý tuột mất tay này khỏi dây ròng rọc, thùng nước liền tuột đi. Chàng lập tức níu lấy sợi dây nhưng không đủ sức, chỉ đành buông ra, thùng nước lại cứ thế rơi trở lại giếng. Cứ như thế ba lần, chàng thử bảy tám tư thế cẩn thận tính toán thăng bằng, cuối cùng mới kéo được thùng nước ra khỏi miệng giếng, hai tay đang giữ lấy thì lưng lại chợt mềm nhũn, tay chợt buông lỏng, thế là cả thùng nước dội thẳng vào người, khiến chàng ướt sũng.
Đầu xuân, nước trong giếng cũng không quá lạnh, nhưng tưới lên người vẫn khiến chàng rùng mình, run lên cầm cập.
Chàng chỉ đành quay vào phòng cởi đồ ướt ra, thay một bộ y phục khô ráo trắng tinh. Tấm đệm ngồi trên xe lăn cũng đã ướt nhẹp, chàng đành phải lấy ra, đặt gần lò sưởi để hong khô.
Hơ xong một mặt chàng đảo mặt kia qua rồi chợt sững người.
Một góc của tấm đệm có thêu hai hình đầu người nho nhỏ bằng chỉ đỏ.
Đường thêu vụng về, đường chỉ xiên xiên xẹo xẹo, nhìn một cái liền biết, đây chính là tác phẩm của Hà Y.
Cái đầu bên trái, trên đỉnh đầu còn thêu thêm mấy sợi dài, đại khái là tóc, bên cạnh còn thêu hai chữ “Hà Y”. Cái đầu bên phải, trên đầu không thêu tóc dài, nhưng thêu một cái búi tóc tròn tròn, bên cạnh thêu hai chữ “Vô Phong” Hai cái đầu dụi sát vào nhau, khuôn mặt tươi cười, bộ dạng rất vui vẻ hớn hở.
Chàng nhìn chăm chú vào hai hình thêu đơn giản mà vui tươi, trong mắt thấy cay cay.
Từ trước tới giờ nàng không sao viết chữ “Vô” cho ra dáng được, bởi vì nét chữ quá nhiều nên viết ra phải béo gấp đôi chữ “Phong”. Nàng vốn cũng không viết cho ổn thỏa được chữ “Mộ”, viết ra rồi thì phải dài gấp đôi gấp ba chữ còn lại.
Nàng còn nói, đứa con đã chết của hai người, tên của nó là “Mộ Dung Đinh Nhất”. Tuy hai chữ đầu lằng nhằng nhiều nét phức tạp là không thể tránh được, nhưng rốt cuộc hai chữ phía sau viết ra cũng đơn giản hơn khối rồi.
Chàng còn nhớ lúc ấy mình bật cười hỏi: “Sao nàng không dứt khoát gọi nó là ‘Mộ Dung Nhất’ luôn cho gọn?”.
“Việc này… hình như không được ổn lắm? Nó tên là ‘Mộ Dung Nhất’, vậy chẳng nhẽ gọi đứa thứ hai là ‘Mộ Dung Nhị’? Thiếp nghe cứ thấy sao sao ấy?”
Mộ Dung Vô Phong ngắm nhìn những hình thêu ấy, mắt nhòa đi. Chàng chợt cảm thấy mình sai rồi. Hai người bọn họ ở với nhau đích xác là có rất nhiều lúc vui vẻ. Bây giờ nhớ lại, niềm hạnh phúc Hà Y cho chàng mới hai năm nay còn vượt xa niềm vui hai mươi mấy năm cuộc đời chàng cộng lại.
Nhưng, liệu Hà Y cũng được vui vẻ chăng?
Thân thế của nàng so với chàng còn thê lương hơn, tuy luôn mang dáng vẻ tràn đầy sức sống nhưng chính bản thân chàng cũng không biết được, cuối cùng nàng có thực sự vui vẻ hay không.
Có! Nàng có hạnh phúc!
Nếu không nàng đã chẳng thêu thế này, hy vọng bọn họ vĩnh viễn hạnh phúc cùng nhau.
Nếu hai người đều cùng vui vẻ, sao lại không thể ở cùng một chỗ? Sao còn phải nghĩ nhiều như thế?
“Người đọc sách cứ thường bị cảm giác cao thượng chi phối, thân mình có chút lý lẽ thì cứ muốn làm thánh nhân. Những người thô lỗ không chịu đọc sách như bọn thiếp cuối cùng lại phải chịu bị bọn chàng hành hạ”, từng có lúc Hà Y đã nói như thế.
Chàng cười khổ, không thể không thừa nhận, lời nàng có lúc cũng thật chuẩn.
Chàng sai rồi! Đơn giản là sai đến mức hồ đồ!
Nghĩ tới đây, chàng vươn người dậy, ra ngoài cửa, đem theo xe lăn, cưỡi lạc đà, men theo cửa hiệu, quán rượu khách điếm dọc phố hỏi từng nhà từng nhà một.
“Xin hỏi vị đại ca này, ngày hôm qua có từng nhìn thấy một cô gái nhỏ nhắn mặc đồ màu tím nhạt không? Trên lưng cô ấy khoác một bọc hành lý màu đỏ, eo giắt một thanh kiếm màu tía?”
“Cô gái nhỏ người à? Không có.”
Chàng lại lăn bánh xe, dưới ánh mắt chăm chăm của đám đông rời đi, tới bên chân lạc đà vỗ nhè nhẹ. Lạc đà quỳ xuống, một tay chàng vịn xe lăn, tay kia níu lấy bướu lạc đà, gồng sức vươn người lên yên, sau đó treo xe lăn lên một cái móc móc vào yên, xong việc lại vỗ lưng lạc đà, con lạc đà từ từ đứng dậy rồi tiếp tục thong thả đi về phía trước.
Tới một nhà khác, chàng lại lặp lại quy trình phức tạp gian nan ấy một lượt nữa, đi vào từng cửa hàng cửa tiệm, hỏi cùng một câu hỏi, đợi người ta lắc đầu trả lời “không thấy”, rồi lại vòng ra leo lên lưng lạc đà, tiếp tục tiến lên phía trước.
Chàng tự biết bộ dạng mình thật không bình thường, rất nhiều người trên đường chú ý tới chàng, có những người khoanh tay đứng hẳn sang một bên, không e dè gì, theo dõi chàng từ đầu tới cuối.
Đây là giang hồ, không phải Vân Mộng cốc, chàng chỉ có thể cố chịu đựng những ánh mắt hiếu kỳ ấy.
Trông thấy bên đường có mấy tiệm nhỏ bán Khách Ngõa Phù, chàng cũng ngồi trên lạc đà cúi người xuống hỏi thăm.
Hà Y tới nơi đây, thứ thích ăn nhất chính là thịt dê xiên nướng. Với lại trước giờ nếu tâm tình nàng càng không tốt, ăn sẽ càng nhiều.
Nhưng ông lão bán Khách Ngõa Phù lại cứ một mực lắc đầu: “Lão đây nướng thịt dê ở chỗ này đã mấy mười mấy năm, chưa từng gặp vị cô nương nào như thế”.
“Nói bừa, nói bừa rồi, lão đầu ông nướng thịt, khói cứ gọi là bay mù mịt, cho dù có một con gấu to đùng bò tới trước mặt, ông cũng chẳng thấy được nữa là!”, người ở quầy hàng bên cạnh nói: “Công tử, người chớ tin lời ông ta. Tôi đã nhìn thấy cô gái công tử vừa nói. Cô ấy còn tới chỗ tôi mua bốn xiên Khách Ngõa Phù nữa cơ”.
Chàng vội hỏi: “Thật sao? Là lúc nào thế?”.
“Chiều tối qua.”
“Cô ấy có nói gì với huynh không?”
“Chẳng nói chẳng rằng. Cô nương ấy trông mặt mày ủ rũ, mua xong đồ thì tiếp tục đi về phía trước rồi.”
“Đa tạ”, chàng chán nản lấy một lượng bạc quẳng cho người kia.
Chủ gánh hàng kia mừng rỡ ngoài mong đợi hỏi: “Công tử, ngài lấy mấy xiên?”.
“Tôi không ăn, anh lấy bán cho người khác đi”, chàng vỗ vỗ lạc đà, không nản chí tiếp tục tiến về phía trước hỏi thăm từng nhà.
Đoạn cuối con phố nối liền với một quan đạo dài tít táp vắt qua một thảo nguyên, thông tới một khu thành thị khác.
Đoạn đường bắt đầu của quan đạo có một khách điếm không lớn không bé, cũng là cửa tiệm buôn bán cuối cùng trên con phố này.
Tiểu nhị nói cho chàng, đích xác là có một vị cô nương như chàng tả vào khách sảnh gọi một bát trà sữa, còn hỏi thăm anh ta xem muốn đi về phía đông tới khu vực giáp biển thì đi như thế nào. Tiểu nhị liền chỉ cho nàng con đường quan đạo này. Nàng uống xong trà, trả tiền rồi đi luôn.
Nghe thấy vậy, Mộ Dung Vô Phong chỉ đành kéo dây cương, như người mất hồn mà quay trở về nhà.
Ánh nắng đầu xuân êm ái chiếu qua cửa sổ, ngoài song còn văng vẳng tiếng chim hót.
Chàng đã sức cùng lực kiệt, ủ rũ nằm xuống giường, trong đầu là một khoảng trống rỗng.
Thân thể chàng vốn yếu đuối, vừa rồi bị nước giếng tưới ướt, rồi lại thêm cả đêm qua rượu vào ngủ gục dưới đất bị nhiễm lanh, đến chiều thì toàn thân bắt đầu nóng bừng.
Chàng định cắn răng xuống giường, tìm cho mình ít thuốc, nhưng đầu váng mắt hoa, cả người mềm nhũn đành nằm đơ trên giường, mê mê man man mà thiếp đi.
Tới nửa đêm thì toàn thân chàng nóng rực, miệng lưỡi khô khốc muốn uống nước nhưng mí mắt nặng trĩu không mở ra nổi, vươn tay quờ quạng trên cái bàn cạnh giường một lát cũng chẳng sờ thấy bình nước đâu, chỉ đành tiếp tục gục đầu xuống mê man.
Cũng không biết ngủ tới lúc nào, đột nhiên có người lay mạnh thân chàng. Chàng miễn cưỡng mở mắt ra, trời đi sáng từ lâu, một người trung niên mặc áo xanh đang đứng trước mặt chàng.
Trong cơn mơ hồ, chàng hỏi: “Các hạ là ai? Sao lại chạy tới phòng tôi?”.
Người kia nói: “Lâm đại phu, ngài không nhận ra tôi à? Tôi là người nói chuyện với ngài hôm qua lúc ngài treo biển hiệu đó. Tôi họ Phí, gọi là Phí Khiêm”.
Mộ Dung Vô Phong nhắm mắt lại, nói: “Bất kể là phí tiền hay không phí tiền[1], hôm nay tôi không khai trương”.
[1] Phí Kiêm và phí tiền trong tiếng Trung có cùng một âm đọc.
Phí Khiêm kêu lên: “Này! Con người ngài sao nói rồi lại không giữ lời thế? Hôm qua rõ ràng ngài đã nhận lời khám bệnh cho muội muội tôi mà”.
Mặc kệ hắn khua môi múa mép, Mộ Dung Vô Phong hạ đầu xuống ngủ luôn, chẳng thèm để ý tới hắn nữa.
“Bây giờ sắp chiều rồi! Sao ngài vẫn chưa xuống giường? Có loại đại phu lười biếng như ngài sao? Tôi đưa người bệnh từ xa xôi tới dễ dàng lắm hả? Họ Lâm kia, rốt cuộc hôm nay ngài có khám bệnh hay không?”, Phí Khiêm tức mình đứng chống nạnh giạng chân bên giường Mộ Dung Vô Phong to mồm mắng mỏ.
Giọng hắn to kinh người, hét tới mức Mộ Dung Vô Phong chẳng làm sao ngủ nổi.
Bất chợt có một giọng nói khác rất nhỏ nhẹ, rất nho nhã cất lên: “Ca ca, chúng ta… hay là chúng ta về đi. Vị đại phu này… muội thấy hình như ốm rồi”.
“Ốm rồi? Nói linh tinh, bản thân hắn là đại phu, sao mà ốm được?”
“Huynh xem người ta mặt mũi đỏ rực thế kia… chẳng phải đang… đang sốt hay sao?”
Phí Khiêm đưa tay sờ trán Mộ Dung Vô Phong một cái, giật thót mình, nói: “Quả nhiên hắn ốm rồi”.
Nói rồi lay lay chàng, hỏi: “Này, ở đây ngài có thân thích nào không? Tôi sẽ giúp ngài gọi tới. Ngài ốm rồi, cứ phải có người chăm sóc vẫn hơn”.
Mộ Dung Vô Phong chẳng biết làm sao, chỉ đành mở mắt ra, trông thấy có một cô bé nhỏ nhắn đang đứng sau lưng Phí Khiêm, trên đầu còn đội một chiếc mũ lớn. Cô bé này mặt trái xoan, đường nét thanh tú, thân hình gần giống như Hà Y.
Vừa nghĩ tới Hà Y, đầu chàng thoáng mê muội, lại khép mắt lại.
Cô bé nói: “Ca ca, chúng ta về đi. Vị này hình như bệnh không nhẹ. Mấy hôm nữa chúng ta… chúng ta lại tới”.
Phí Khiêm không có cách nào khác, đang định quay người đi thì thấy Mộ Dung Vô Phong trở mình ngồi dậy.
“Đại phu, ngài không sao chứ?”, Phí Khiêm dò hỏi.
“Không sao, chỉ là chút phong hàn mà thôi”, Mộ Dung Vô Phong bật ho vài tiếng, nói: “Xin lỗi, tôi chẳng cách nào xuống giường được. Làm phiền ông lấy một chiếc trường kỷ vào đây, bảo bệnh nhân ngồi trước mặt tôi”.
Phí Khiêm vội vàng bê ghế tới, nói: “Tiểu Mẫn, lại đây, mau ngồi xuống đây”.
Cô bé kia ngập ngừng do dự, mặt mũi ngượng nghịu tới đỏ bừng, gượng gạo đi tới rồi ngồi xuống ghế.
Mộ Dung Vô Phong thờ ơ không chút biểu cảm, nhìn cô bé rồi nói với Phí Khiêm: “Làm phiền mang một chậu nước vào đây, tôi cần rửa tay”.
Chàng cẩn thận kỹ lưỡng rửa tay thật sạch rồi lấy khăn lau khô.
“Năm nay bao nhiêu rồi?”, chàng vừa bắt mạch, vừa hỏi.
Cô bé rụt rè nói: “Mười lăm”.
“Bỏ mũ xuống đi”, chàng lại nói.
Khuôn mặt cô bé càng đỏ hơn, đầu cúi thấp, ngần ngừ hồi lâu mới kéo mũ xuống.
Trên đầu cô bé toàn là ghẻ lở, không có lấy một cọng tóc.
Chàng ngơ ngẩn nhìn những vết lở xấu xí, cái cao cái thấp ấy, không biết vì sao, tâm tư lại lâng lâng nhớ tới Hà Y.
Mãi một lúc sau, chàng mới từ từ tỉnh táo trở lại, liền với một cái bút trên chiếc bàn bên cạnh, chấm lên chút chu sa rồi lần đưa tay sờ lên những vết lở trên đầu cô bé, từng cái từng cái một. Vừa sờ vừa hỏi:
“Cái này đau không?”
Nếu cô bé nói “Đau”, chàng liền sờ lên cái tiếp theo. Nếu cô bé nói “Không đau nhưng ngứa”, chàng sẽ dùng bút khoanh lại một vòng. Nếu cô bé nói “Không đau cũng không ngứa”, chàng sẽ đánh dấu chéo. Trong đó có một chỗ, cô bé nói: “Vừa đau vừa ngứa”, chàng liền khoanh lại rồi đánh thêm dấu chéo.
Sau khi sờ xong hết những chỗ lở loét, chàng lại rửa tay thật kỹ rồi lấy bút mực, viết ra bốn đơn thuốc đánh dấu là Giáp, Ất, Bính, Đinh.
Cô bé kia vội vàng đội mũ lên.
Xong xuôi Mộ Dung Vô Phong nói: “Đem thuốc trong bốn phương thuốc này sao riêng ra thành cao. Chỗ khuyên tròn thì dùng Giáp, chỗ dấu chéo thì dùng Ất, vừa khuyên tròn vừa dấu chéo thì dùng Bính. Những chỗ còn lại dùng Đinh. Một ngày ba lần, cách một ngày lại dán cao. Trong vòng một tháng có thể khỏi hẳn”.
Phí Khiêm nói: “Trên đầu nó có bao nhiêu vết như thế, làm sao tôi nhớ được chỗ nào đau, chỗ nào ngứa?”.
Mộ Dung Vô Phong nói: “Có tổng cộng hai mươi ba vết lở loét. Tôi sẽ vẽ lại cho ông”, nói rồi chàng lấy giấy vẽ lại hình dáng đầu, ở từng vị trí lở loét cũng đánh dấu như trên.
Chàng vẽ liền một hơi là xong xuôi, tựa như vị trí mỗi vết lở loét đều đã ghi nhớ kỹ trong đầu rồi.
Phí Khiêm không nhịn được hỏi: “Liệu ngài có nhớ nhầm không? Có cần bảo nó bỏ mũ xuống kiểm tra lại một lượt không?”.
Mộ Dung Vô Phong lườm hắn một cái: “Tôi không nhớ nhầm được. Nếu ông muốn đếm lại thì về nhà mà đếm cũng chưa muộn”.
Phí Khiêm nghĩ một lát rồi hỏi: “Thuốc trong bốn đơn này, có đắt lắm không?”.
Mộ Dung Vô Phong hỏi: “Trong tay ông giờ có bao nhiêu tiền?”.
Phí Khiêm nói: “Hai mươi lượng. Mười lượng là phí khám bệnh, mười lượng mua thuốc. Chẳng giấu gì đại phu, bệnh này của tiểu muội tôi đã bị bảy tám năm nay rồi, tiền bỏ ra chữa chạy cứ tuôn đi như nước. Loại thuốc kỳ lạ hiếm có nào cũng thoa qua rồi, chẳng có chút tác dụng nào cả. Bộ dạng nó như thế, thật muốn gả củng chẳng gả cho ai được, của hồi môn cũng sớm đã bị tiêu sạch rồi. Bây giờ trong nhà chỉ còn lại chút tiền, thật không sao chịu nổi chi tiêu như thế. Nhưng, ài… cuối cùng vẫn là người có học mà. Ai bảo nó là tiểu muội của tôi cơ chứ”.
Mộ Dung Vô Phong nhìn Phí Khiêm một cái, cầm lại đơn thuốc, loạt xoạt vài nét gạch đi mấy loại thuốc, rồi lại thêm vào mấy vị, nói: “Cô bé là bệnh nhân đầu tiên của tôi, tiền khám miễn đi. Vị thuốc quý, chỉ cần không quá quan trọng tôi đã bỏ đi rồi, đổi thành vài vị khác rẻ hơn một chút. Tính ra, hai mươi lượng đại khái cũng đủ rồi”.
Phí Khiêm nhìn chàng, nói: “Trông ngài quả đúng là một đại phu cao minh. Trước đây mấy vị đại phu khác xem bệnh đều chỉ kê có một đơn thuốc”.
Mộ Dung Vô Phong cười nhạt nói: “Vết lở loét trên đầu cô bé đâu phải chỉ có một loại. Phải dùng các loại thuốc khác nhau chữa riêng mới được”.
Phí Khiêm cúi đầu nói: “Vậy xin đa tạ. Bây giờ bọn tôi sẽ đi mua thuốc, cáo từ”.
Truyền Hạnh đường.
Phùng Lão Cửu tay cầm đơn thuốc, tay kia luân chuyển trên kệ thuốc lớn hình bát giác đầy ắp thuốc, chớp mắt đã lấy đủ phân lượng vị thuốc theo bốn đơn thuốc Phí Khiêm đưa cho.
Đợi tới lúc đang bọc thuốc lại, ông ta đột nhiên dừng tay thắc mắc: “Lạ thật, phương thuốc này hình như không phải do Diệp lão tiên sinh kê!”.
Loại giấy Diệp lão tiên sinh hay dùng để kê đơn thuốc thống nhất dùng giấy Tố Vân Hoa Tiên, ở góc dưới bên phải còn có đóng ấn ba chữ “Truyền Hạnh đường”.
Trong vòng trăm dặm quanh đây cũng có tới mười mấy tiệm thuốc nhưng y quán thì chỉ có một nơi, chính là Truyền Hạnh đường của Diệp thị.
Người một dải quanh đầy đều biết, thuốc, ở kho của Truyền Hạnh đường là đầy đủ nhất; đại phu, Diệp lão tiên sinh của Truyền Hạnh đường là tốt nhất.
Ở Truyền Hạnh đường, trừ Diệp lão tiên sinh ra cũng chỉ còn hai vị đại phu ngồi khám bệnh trong y quan là có thể kê đơn, tuy nhiên bất kể hai người họ cần xin khẩn khoản thế nào, Diệp tiên sinh cũng kiên quyết không đồng ý thu nhận bọn họ làm học trò.
Hai vị đại phu này, một vị họ Trương, một vị họ Cảnh, tuổi đều đã xấp xỉ bốn mươi.
Giấy mà bọn họ dùng cũng là giấy Hoa Tiên chuyên dụng của Truyền Hạnh đường.
Phí Khiêm cũng là khách thường xuyên của Truyền Hạnh đường. Mọi người đều biết hắn có một người em gái nhan sắc không tệ nhưng đầy đầu lở loét. Chỉ vì căn bệnh này của em gái, Phí Khiêm tới nơi đây bốc thuốc chưa phải một trăm thì cũng đã chín mươi lần rồi.
Nhưng lần này, tờ đơn thuốc trong tay Phùng Lão Cửu chỉ là một tờ giấy Mai Hoa tùy tiện mua từ một tiệm bán giấy nào đó, chữ trên đó là Triệu thể được viết ngay ngắn mềm mại, bên dưới đề “Lâm Xử Hòa” ba chữ, cũng là một cái tên cực kỳ xa lạ.
“Vị Lâm đại phu này là ai?”, Phùng Lão Cửu không nhịn được hỏi.
“Là một đại phu mới tới, vừa khai trương hôm nay”, Phí Khiêm thật thà trả lời.
“Vừa mới tới? Sao tôi chẳng nghe ai nói? Có ai tiến cử à?”
Hành nghề đại phu đều phải có người trong nghề tiến cử thì mới có chỗ đứng chân. Người này vừa mới tới, cho dù không muốn chào hỏi đồng nghiệp thì chí ít cũng phải gửi tới một tấm thiếp thông báo một tiếng. Cứ thế ngang nhiên khai trương, há chẳng phải cố ý không thèm để Diệp lão tiên sinh vào mắt sao?
“Tôi không biết, hình như không có”, Phí Khiêm đáp.
“Thế thì ngươi không đúng rồi”, Phùng Lão Cửu nghiêm mặt nói: “Lẽ nào hắn nói hắn là đại phu thì hắn đúng là đại phu sao? Mấy năm nay những kẻ đi lừa gạt còn ít à? Bọn lang băm giang hồ hành nghề y là thô bỉ nhất, kê một đơn thuốc, ôm tiền vào tay là chạy, nào có quản tới sống chết của người bệnh? Ngươi xem phương thuốc này, đều là vị nặng. Lão đầu này đây bốc thuốc đã mấy chục năm cũng chưa từng nhìn thấy đơn thuốc nào mạnh thế này. Muội muội ngươi mới chỉ là một nha đầu mười ba, mười bốn tuổi, có chịu nổi không? Nếu như thoa vào rồi có mệnh hệ gì, thế thì phải làm sao?”.
Ông ta nói một hồi, làm Phí Khiêm cũng bị dọa sợ tới không dám mở miệng. Mãi một lúc sau mới ấp a ấp úng nói: “Không phải chứ? Xem ra hắn còn rất trẻ tuổi. Đại khái là mới hơn hai mươi. Phí khám bệnh lại đòi những mười lượng, không giống bọn lang băm giang hồ đâu!”.
“Cái gì? Mười lượng một lượt khám? Thế còn không phải muốn giết người sao? Diệp lão tiên sinh tuổi cao đức lớn, hành nghề đại phu đã mấy chục năm cũng chỉ mới thu ba lượng một lần khám thôi. Người trẻ tuổi muốn phát tài cũng không thể vội vàng đến thế chứ!”, Phùng Lão Cửu cực kỳ bực bội, cảm thấy việc này là việc lớn, bèn cầm phương thuốc đi vào trong nhà, xin Diệp lão tiên sinh xem qua.
Phí Khiêm chỉ đành đứng ngoài cửa đợi, tim đập không yên. Trong lòng thầm cảm thấy may mắn vì tên họ Lâm kia không hề thu phí khám bệnh, nếu không số bạc trắng phau kia lại chẳng phải là ném xuống sông xuống biển rồi sao?
Một lúc sau, Diệp Sĩ Viễn từ trong nhà bước ra.
Đó là một lão nhân dáng cao, mặt mũi đầy đặn, ánh mắt bức người, tay vuốt chòm râu, vừa gặp Phí Khiêm liền hỏi: “Phí huynh đệ, vị Lâm đại phu mà ngươi nói sống ở đâu?”.
“Vâng, việc này… hắn sống ở ngõ Xuyên Sơn Giáp, kế bên nhà Vạn viên ngoại”, Phí Khiêm nói: “Bên cửa có treo một tấm bảng hiệu, viết là Lâm thị y quán”.
“Ừm, liệu có thể mời huynh đệ tới trước thông báo một tiếng, nói là có Diệp Sĩ Viễn ta muốn tới nhà thăm hỏi không?”
Phùng Lão Cứu nghe thấy câu này không khỏi sững người. Thăm hỏi? Câu này có phải quá khách khí rồi không?
“Điều này… điều này… hôm nay sợ không được tiện lắm. Hình như hắn đang bệnh rất nặng. Với lại… với lại chân của hắn cũng không được tiện cho lắm… hình như hắn chỉ có một chân, chân kia cũng không thể đi lại được”, Phí Khiêm lắp bắp nói.
“Ái chà!’, Diệp Sĩ Viễn thầm giật mình.
“Ngài ấy ở một mình, hay là cùng ở với người khác nữa? Có gia quyến gì không?”
“Hắn ở một mình. Theo tôi thấy thì trong nhà không còn ai khác. Lúc bọn tôi đi khỏi, hắn còn đang mê man trên giường, hình như ốm đã lâu lắm rồi, cũng không ai chăm. Bộ dạng… đáng thương lắm.”
“Vậy ta càng muốn tới xem xem. Người đâu, chuẩn bị kiệu. Phùng Cửu, ngươi chỉ cần bốc thuốc theo đơn ấy đưa cho hắn là được. Vị Lâm Xử Hòa này có lẽ không phải là một đại phu bình thường đâu.”