Hình châu nằm ở tây nam Đại Tống, tiếp giáp với Bồ Cam1.
[1] Tức Pagan, cố đô của Myanmar.
Giữa buổi chầu, Ngự sử đại phu Phương Vị Đồng liệt kê bảy tội lỗi của Phủ doãn Hình châu Lưu Kịp. Lời tố cáo của ông hùng hồn đanh thép, ai nghe cũng giật mình. Triệu Phụ lập tức ra lệnh điều tra kĩ càng chuyện này, đồng thời phái quan đến Hình châu, tróc nã Lưu Kịp về quy án.
Nhất thời bá quan trên triều im thít, không ai dám hé răng.
Mãi đến lúc buổi chầu kết thúc, các quan mới dám luận bàn về vụ việc vừa phát sinh. Đi cùng Đường Thận là Tả thị lang bộ Công Lý Ngọc Đức. Ông này không nhắc đến chuyện ban nãy trong điện Tử Thần, chỉ hỏi: “Nghe nói mấy hôm trước Đường đại nhân mới gọi Quý Mạnh Văn về Thịnh Kinh phải không?”
“Quả có việc ấy.”
Lý Ngọc Đức cười: “Cùng là quan bộ Công, Đường đại nhân có việc gì cần hạ quan giúp đỡ thì cứ nói một tiếng.”
Đường Thận chắp tay: “Đa tạ Lý đại nhân.”
“Đường đại nhân quá lời rồi.”
Trong điện Cần Chính, sau buổi chầu, Thượng thư bộ Hình Dư Triều Sinh tần ngần mãi mới gõ cửa phòng thầy mình.
Nghe tiếng Từ Bí nhẹ nhàng bảo “vào đi”, Dư Triều Sinh mới đi vào, chắp tay vái dài: “Học trò bái kiến tiên sinh.”
Từ Bí ra hiệu cho anh ta ngồi xuống rồi tự tay rót trà. Dư Triều Sinh kính cẩn đón lấy cái chén bằng cả hai tay.
Từ Bí cười hiền hậu: “Băn khoăn chuyện Lưu Kịp chứ gì?”
Dư Triều Sinh: “Đúng là chẳng giấu nổi tiên sinh. Mười mấy năm trước, học trò ra ngoài làm quan ở Hình châu một năm, mà Lưu Kịp cũng ở Hình châu vào thời điểm đó. Địa phương này nằm ở vùng Tây Nam, đi tiếp xuống phía Nam là đến Bồ Cam. Khu vực giáp ranh giữa hai nước có quá nhiều kẽ hở để trục lợi. E rằng ban nãy Phương Vị Đồng kể tội Lưu Kịp ăn tiền tham ô, khinh nhờn phép nước là thật.”
“Thế vì sao con phải lo ngại gã?”
Dư Triều Sinh trầm mặc giây lát, nói: “Lưu Kịp làm Phủ doãn Hình châu bấy nhiêu năm ròng, học trò đang nghĩ xem hà cớ gì mà bỗng dưng người ta dâng tấu hạch tội gã.”
Từ Bí: “Trên đời này chẳng có gì là trùng hợp, nỗi lo của con không phải vô căn cứ. Con cứ thử ngẫm xem hất cẳng Lưu Kịp thì ai được lợi đây?”
Suy nghĩ hồi lâu, Dư Triều Sinh giật mình: “Bọn chúng nhắm tới Hình châu ư?”
Từ Bí: “Chính xác. Tây Bắc có ty Ngân dẫn U châu, Đông Bắc có ty Ngân dẫn Thịnh Kinh, Đông Nam có ty Ngân dẫn Giang Nam. Còn Tây Nam thì sao? Hình châu chính là cửa ải không lối tắt!”
Dư Triều Sinh chợt tỉnh ngộ, cảm giác như vừa vén mây mù thấy trời xanh: “Học trò đội ơn tiên sinh đã chỉ bảo.”
Thầy trò hai người cùng uống thêm trà. Từ Bí hỏi: “Con chắc chắn mình không liên quan đến Lưu Kịp chứ?”
Dư Triều Sinh: “Dĩ nhiên rồi ạ. Thời học trò làm quan ở Hình châu, Lưu Kịp hẵng còn là quan lục phẩm tép riu. Chẳng qua đi tiệc có gặp mấy lần nên học trò mới biết tên, rồi cũng vì tướng mạo gã rất dị thường nên mới nhớ. Đời nào học trò lại dính đến gã.”
Từ Bí ung dung cười nói: “Vậy ta cứ thuận theo chúng, khoanh tay đứng nhìn2 thôi.”
Không chỉ mình Dư Triều Sinh, rất nhiều quan lại trong triều cũng sinh nghi. Vì sao Ngự sử bỗng nhiên vạch trần tội lớn của Lưu Kịp – kẻ đã tự tung tự tác ở Hình châu mười mấy năm nay?
Rốt cuộc nguồn cơn của sự việc là gì?
Hầu hết mọi người không đoán nổi Lưu Kịp đắc tội với ai mới ra nông nỗi này.
Chỉ có một thiểu số các vị tướng công chú mục vào Từ đảng và Vương đảng. Hẳn nhiên, đây là tác phẩm của hai phe này. Song về phần tác giả là ai và mục đích của việc này là gì, vẫn là câu đố không lời giải đáp.
Hai tháng sau, tức tháng Tám năm Khai Bình thứ ba mươi lăm, vệ Kim Ngô áp giải Lưu Kịp từ Hình châu về Thịnh Kinh.
Thân hình Lưu Kịp vốn béo xù, bề cao chưa đầy năm thước mà bề rộng ăn đứt ba người. Dư Triều Sinh ấn tượng với gã cũng vì gã quá phì nộn, nom y chang con buôn ăn lắm mập thây chứ chẳng có tướng thư sinh. Nhưng sau hai tháng ròng rã ngủ không an giấc, cơm chẳng buồn ăn, Lưu Kịp đã gầy tọp đi những bốn chục cân, mắt hõm sâu vào hai hốc mắt. Giờ trông gã chẳng khác nào hạng ma đói ma rách, đầu đường xó chợ.
Vừa đến Thịnh Kinh, gã đã bị nhốt vào thiên lao3 Đại lý tự.
[3] tức nhà tù do triều đình trực tiếp quản lí.
Chỉ trong vòng vài ngày, Đại lý tự Thiếu khanh đã phụng mệnh thẩm tra vụ án liên quan đến số tiền khổng lồ này. Trong suốt thời kì cai trị, Triệu Phụ chưa bao giờ đòi hỏi thần tử làm quan liêm khiết, sống cảnh thanh bần. Tuy nhiên, vụ việc này đã đi quá giới hạn của ông. Dưới nghiêm lệnh phải tra xét đến cùng của Triệu Phụ, các quan Đại lý tự không dám lơ là qua quýt. Chưa đến một tháng, Lưu Kịp đã bị đánh cho phải thú tội, vụ án cũng được làm sáng tỏ.
Tháng Mười, Lưu Kịp bị tống giam, gia sản bị sung công, con cái, người thân biếm cả làm nô lệ.
Nào ngờ nửa tháng sau lại có một viên quan khác của Ngự sử đài dâng tấu đàn hặc.
Người bị tố cáo là Tôn Thượng Đức, hiện là Điều độ quan ở phủ Chức Tạo, Giang Nam. Ngự sử buộc tội Tôn Thượng Đức hối lộ quan Thiếu doãn Hình châu Lưu Kịp vào năm Khai Bình thứ mười chín. Hai tên này móc ngoặc với nhau làm thâm hụt kho phủ Hình châu. Hậu quả là khi trận hạn hán nghiêm trọng xảy ra vào năm sau đó, kho lương dự trữ của Hình châu rỗng không, khiến hơn mười vạn người chết ở khắp ba vùng.
Sự xuất hiện của bản tấu này đã làm rúng động triều đình.
Trên điện Tử Thần, Tả tướng Từ Bí siết chặt hốt ngọc, đôi mắt đục già nua liên tục đảo qua đảo lại. Chậm rãi ngẩng lên, ông liếc sang Hữu tướng đứng bên phải mình như muốn tìm cho ra manh mối từ khuôn mặt điềm tĩnh ấy. Trong khi đó, Triệu Phụ đã quá đỗi sững sờ.
Đại hạn ở Hình châu tuyệt đối không phải chuyện đùa.
Năm Khai Bình thứ hai mươi là thời điểm Triệu Phụ tu tiên mê mải và đang cho dựng Đăng Tiên. Nhưng rồi suốt ba tháng ròng Tây Nam không có mưa lành, khiến hạn hán nghiêm trọng hoành hành khắp ba châu Hình, Thương, Mạnh. Triệu Phụ lúc đó cũng tá hỏa. Từ triều đình đến dân gian, người ta đồn thổi rằng chính vì ông ta rầm rộ xây cất đài Đăng Tiên làm khổ nhân dân và tốn kém tiền của nên trời mới giáng tai ương.
Vì chuyện này, Triệu Phụ lên Đàn Trời ăn chay cầu phúc nguyên một tháng.
Khi thiên tai xảy đến thì khó tránh thương vong, vấn đề là con số ít hay nhiều thôi. Với Triệu Phụ, hơn mười vạn người bỏ mạng vì hạn hán Hình châu năm ấy là con số lớn. Song vì thực tế hạn hán quá khốc liệt, Triệu Phụ chỉ cách chức những người có liên quan chứ không truy cứu thêm. Thế mà bây giờ lại có người tố cáo, kho lương Hình châu chẳng có lấy một hạt thóc dự trữ trước khi hạn hán ập đến!
Chưa vơi nỗi bàng hoàng, Triệu Phụ hoang mang nhìn các bầy tôi dưới chân ông trong điện Tử Thần.
Hồi lâu sau, ông vụt bản tấu hạch tội xuống sàn.
“Tra! Điều tra triệt để cho trẫm! Để trẫm xem lũ sâu mọt ngồi không ăn bám đang làm xằng làm bậy trong triều đình của trẫm còn bao nhiêu tên!
Mùa đông năm Khai Bình thứ ba mươi lăm, Triệu Phụ không bị đau đầu nữa. Tinh thần sắc bén, ông thừa sức chấn chỉnh triều đình, khiến cho quần thần câm như hến.
Tháng Một năm sau, Tôn Thượng Đức bị giam vào nhà lao Đại lý tự, vụ án gác lại xử sau.
Từ Bí đứng trong thư phòng phủ Tả tướng, khói trắng lững lờ bốc lên từ lư hương sau lưng ông. Trước mặt ông, tuyết phương Bắc trắng phau tuôn rơi như lông ngỗng ngoài song cửa. Tất cả những người trung kiên với Từ đảng đều ngồi đông đủ trong căn phòng này.
Từ Bí lặng thinh nhìn ra cửa sổ. Các quan trong nhà cũng cúi mặt, không biết nên nói sao.
Mãi sau, Từ Bí mới lên tiếng: “Mượn Lưu Kịp làm đầu mối để dắt sang Tôn Thượng Đức, kéo theo đó là cả dây quan lại Hình châu năm Khai Bình thứ mười chín. Miếng đòn này sắp đặt sâu xa, trù tính dài hạn, lão phu thua tâm phục khẩu phục. Hiến Chi, đến giờ phút này con đã hiểu nguyên nhân của tất cả mọi chuyện chưa?”
Mặt Dư Triều Sinh đỏ gay, anh ta đứng dậy nói: “Học trò được thuyên chuyển đến Kim Lăng từ trước khi Hình châu gặp hạn hán. Tuy nhiên trong năm Khai Bình mười chín thì học trò vẫn ở Hình châu. Thế nhưng học trò thực sự không biết chuyện các quan lớn bé ở đó thông đồng biển thủ kho lương! Thì ra, mọi mưu mô lắt léo đều nhắm vào Dư Hiến Chi đây! Giáo đâm thẳng dễ tránh, tên bắn lén khó phòng. Phen này học trò đã sơ suất rồi!”
[1] Tức Pagan, cố đô của Myanmar.
Giữa buổi chầu, Ngự sử đại phu Phương Vị Đồng liệt kê bảy tội lỗi của Phủ doãn Hình châu Lưu Kịp. Lời tố cáo của ông hùng hồn đanh thép, ai nghe cũng giật mình. Triệu Phụ lập tức ra lệnh điều tra kĩ càng chuyện này, đồng thời phái quan đến Hình châu, tróc nã Lưu Kịp về quy án.
Nhất thời bá quan trên triều im thít, không ai dám hé răng.
Mãi đến lúc buổi chầu kết thúc, các quan mới dám luận bàn về vụ việc vừa phát sinh. Đi cùng Đường Thận là Tả thị lang bộ Công Lý Ngọc Đức. Ông này không nhắc đến chuyện ban nãy trong điện Tử Thần, chỉ hỏi: “Nghe nói mấy hôm trước Đường đại nhân mới gọi Quý Mạnh Văn về Thịnh Kinh phải không?”
“Quả có việc ấy.”
Lý Ngọc Đức cười: “Cùng là quan bộ Công, Đường đại nhân có việc gì cần hạ quan giúp đỡ thì cứ nói một tiếng.”
Đường Thận chắp tay: “Đa tạ Lý đại nhân.”
“Đường đại nhân quá lời rồi.”
Trong điện Cần Chính, sau buổi chầu, Thượng thư bộ Hình Dư Triều Sinh tần ngần mãi mới gõ cửa phòng thầy mình.
Nghe tiếng Từ Bí nhẹ nhàng bảo “vào đi”, Dư Triều Sinh mới đi vào, chắp tay vái dài: “Học trò bái kiến tiên sinh.”
Từ Bí ra hiệu cho anh ta ngồi xuống rồi tự tay rót trà. Dư Triều Sinh kính cẩn đón lấy cái chén bằng cả hai tay.
Từ Bí cười hiền hậu: “Băn khoăn chuyện Lưu Kịp chứ gì?”
Dư Triều Sinh: “Đúng là chẳng giấu nổi tiên sinh. Mười mấy năm trước, học trò ra ngoài làm quan ở Hình châu một năm, mà Lưu Kịp cũng ở Hình châu vào thời điểm đó. Địa phương này nằm ở vùng Tây Nam, đi tiếp xuống phía Nam là đến Bồ Cam. Khu vực giáp ranh giữa hai nước có quá nhiều kẽ hở để trục lợi. E rằng ban nãy Phương Vị Đồng kể tội Lưu Kịp ăn tiền tham ô, khinh nhờn phép nước là thật.”
“Thế vì sao con phải lo ngại gã?”
Dư Triều Sinh trầm mặc giây lát, nói: “Lưu Kịp làm Phủ doãn Hình châu bấy nhiêu năm ròng, học trò đang nghĩ xem hà cớ gì mà bỗng dưng người ta dâng tấu hạch tội gã.”
Từ Bí: “Trên đời này chẳng có gì là trùng hợp, nỗi lo của con không phải vô căn cứ. Con cứ thử ngẫm xem hất cẳng Lưu Kịp thì ai được lợi đây?”
Suy nghĩ hồi lâu, Dư Triều Sinh giật mình: “Bọn chúng nhắm tới Hình châu ư?”
Từ Bí: “Chính xác. Tây Bắc có ty Ngân dẫn U châu, Đông Bắc có ty Ngân dẫn Thịnh Kinh, Đông Nam có ty Ngân dẫn Giang Nam. Còn Tây Nam thì sao? Hình châu chính là cửa ải không lối tắt!”
Dư Triều Sinh chợt tỉnh ngộ, cảm giác như vừa vén mây mù thấy trời xanh: “Học trò đội ơn tiên sinh đã chỉ bảo.”
Thầy trò hai người cùng uống thêm trà. Từ Bí hỏi: “Con chắc chắn mình không liên quan đến Lưu Kịp chứ?”
Dư Triều Sinh: “Dĩ nhiên rồi ạ. Thời học trò làm quan ở Hình châu, Lưu Kịp hẵng còn là quan lục phẩm tép riu. Chẳng qua đi tiệc có gặp mấy lần nên học trò mới biết tên, rồi cũng vì tướng mạo gã rất dị thường nên mới nhớ. Đời nào học trò lại dính đến gã.”
Từ Bí ung dung cười nói: “Vậy ta cứ thuận theo chúng, khoanh tay đứng nhìn2 thôi.”
Không chỉ mình Dư Triều Sinh, rất nhiều quan lại trong triều cũng sinh nghi. Vì sao Ngự sử bỗng nhiên vạch trần tội lớn của Lưu Kịp – kẻ đã tự tung tự tác ở Hình châu mười mấy năm nay?
Rốt cuộc nguồn cơn của sự việc là gì?
Hầu hết mọi người không đoán nổi Lưu Kịp đắc tội với ai mới ra nông nỗi này.
Chỉ có một thiểu số các vị tướng công chú mục vào Từ đảng và Vương đảng. Hẳn nhiên, đây là tác phẩm của hai phe này. Song về phần tác giả là ai và mục đích của việc này là gì, vẫn là câu đố không lời giải đáp.
Hai tháng sau, tức tháng Tám năm Khai Bình thứ ba mươi lăm, vệ Kim Ngô áp giải Lưu Kịp từ Hình châu về Thịnh Kinh.
Thân hình Lưu Kịp vốn béo xù, bề cao chưa đầy năm thước mà bề rộng ăn đứt ba người. Dư Triều Sinh ấn tượng với gã cũng vì gã quá phì nộn, nom y chang con buôn ăn lắm mập thây chứ chẳng có tướng thư sinh. Nhưng sau hai tháng ròng rã ngủ không an giấc, cơm chẳng buồn ăn, Lưu Kịp đã gầy tọp đi những bốn chục cân, mắt hõm sâu vào hai hốc mắt. Giờ trông gã chẳng khác nào hạng ma đói ma rách, đầu đường xó chợ.
Vừa đến Thịnh Kinh, gã đã bị nhốt vào thiên lao3 Đại lý tự.
[3] tức nhà tù do triều đình trực tiếp quản lí.
Chỉ trong vòng vài ngày, Đại lý tự Thiếu khanh đã phụng mệnh thẩm tra vụ án liên quan đến số tiền khổng lồ này. Trong suốt thời kì cai trị, Triệu Phụ chưa bao giờ đòi hỏi thần tử làm quan liêm khiết, sống cảnh thanh bần. Tuy nhiên, vụ việc này đã đi quá giới hạn của ông. Dưới nghiêm lệnh phải tra xét đến cùng của Triệu Phụ, các quan Đại lý tự không dám lơ là qua quýt. Chưa đến một tháng, Lưu Kịp đã bị đánh cho phải thú tội, vụ án cũng được làm sáng tỏ.
Tháng Mười, Lưu Kịp bị tống giam, gia sản bị sung công, con cái, người thân biếm cả làm nô lệ.
Nào ngờ nửa tháng sau lại có một viên quan khác của Ngự sử đài dâng tấu đàn hặc.
Người bị tố cáo là Tôn Thượng Đức, hiện là Điều độ quan ở phủ Chức Tạo, Giang Nam. Ngự sử buộc tội Tôn Thượng Đức hối lộ quan Thiếu doãn Hình châu Lưu Kịp vào năm Khai Bình thứ mười chín. Hai tên này móc ngoặc với nhau làm thâm hụt kho phủ Hình châu. Hậu quả là khi trận hạn hán nghiêm trọng xảy ra vào năm sau đó, kho lương dự trữ của Hình châu rỗng không, khiến hơn mười vạn người chết ở khắp ba vùng.
Sự xuất hiện của bản tấu này đã làm rúng động triều đình.
Trên điện Tử Thần, Tả tướng Từ Bí siết chặt hốt ngọc, đôi mắt đục già nua liên tục đảo qua đảo lại. Chậm rãi ngẩng lên, ông liếc sang Hữu tướng đứng bên phải mình như muốn tìm cho ra manh mối từ khuôn mặt điềm tĩnh ấy. Trong khi đó, Triệu Phụ đã quá đỗi sững sờ.
Đại hạn ở Hình châu tuyệt đối không phải chuyện đùa.
Năm Khai Bình thứ hai mươi là thời điểm Triệu Phụ tu tiên mê mải và đang cho dựng Đăng Tiên. Nhưng rồi suốt ba tháng ròng Tây Nam không có mưa lành, khiến hạn hán nghiêm trọng hoành hành khắp ba châu Hình, Thương, Mạnh. Triệu Phụ lúc đó cũng tá hỏa. Từ triều đình đến dân gian, người ta đồn thổi rằng chính vì ông ta rầm rộ xây cất đài Đăng Tiên làm khổ nhân dân và tốn kém tiền của nên trời mới giáng tai ương.
Vì chuyện này, Triệu Phụ lên Đàn Trời ăn chay cầu phúc nguyên một tháng.
Khi thiên tai xảy đến thì khó tránh thương vong, vấn đề là con số ít hay nhiều thôi. Với Triệu Phụ, hơn mười vạn người bỏ mạng vì hạn hán Hình châu năm ấy là con số lớn. Song vì thực tế hạn hán quá khốc liệt, Triệu Phụ chỉ cách chức những người có liên quan chứ không truy cứu thêm. Thế mà bây giờ lại có người tố cáo, kho lương Hình châu chẳng có lấy một hạt thóc dự trữ trước khi hạn hán ập đến!
Chưa vơi nỗi bàng hoàng, Triệu Phụ hoang mang nhìn các bầy tôi dưới chân ông trong điện Tử Thần.
Hồi lâu sau, ông vụt bản tấu hạch tội xuống sàn.
“Tra! Điều tra triệt để cho trẫm! Để trẫm xem lũ sâu mọt ngồi không ăn bám đang làm xằng làm bậy trong triều đình của trẫm còn bao nhiêu tên!
Mùa đông năm Khai Bình thứ ba mươi lăm, Triệu Phụ không bị đau đầu nữa. Tinh thần sắc bén, ông thừa sức chấn chỉnh triều đình, khiến cho quần thần câm như hến.
Tháng Một năm sau, Tôn Thượng Đức bị giam vào nhà lao Đại lý tự, vụ án gác lại xử sau.
Từ Bí đứng trong thư phòng phủ Tả tướng, khói trắng lững lờ bốc lên từ lư hương sau lưng ông. Trước mặt ông, tuyết phương Bắc trắng phau tuôn rơi như lông ngỗng ngoài song cửa. Tất cả những người trung kiên với Từ đảng đều ngồi đông đủ trong căn phòng này.
Từ Bí lặng thinh nhìn ra cửa sổ. Các quan trong nhà cũng cúi mặt, không biết nên nói sao.
Mãi sau, Từ Bí mới lên tiếng: “Mượn Lưu Kịp làm đầu mối để dắt sang Tôn Thượng Đức, kéo theo đó là cả dây quan lại Hình châu năm Khai Bình thứ mười chín. Miếng đòn này sắp đặt sâu xa, trù tính dài hạn, lão phu thua tâm phục khẩu phục. Hiến Chi, đến giờ phút này con đã hiểu nguyên nhân của tất cả mọi chuyện chưa?”
Mặt Dư Triều Sinh đỏ gay, anh ta đứng dậy nói: “Học trò được thuyên chuyển đến Kim Lăng từ trước khi Hình châu gặp hạn hán. Tuy nhiên trong năm Khai Bình mười chín thì học trò vẫn ở Hình châu. Thế nhưng học trò thực sự không biết chuyện các quan lớn bé ở đó thông đồng biển thủ kho lương! Thì ra, mọi mưu mô lắt léo đều nhắm vào Dư Hiến Chi đây! Giáo đâm thẳng dễ tránh, tên bắn lén khó phòng. Phen này học trò đã sơ suất rồi!”