Giọt rồng đã điểm canh ba...
Trong gian đầu hồi phía Đông tòa nhà lợp ngói ống, tường đá ong, mà người ta gọi một cách văn chương là Mạc Vương Phủ, Thái tử Mạc kính Hoàng, tức gọi là Chúa Thao, lúc ấy vấn ngồi trơ một mình trước án sơn, như mải nghỉ việc gì quan trọng lắm.
Ấy là một chàng trẻ, chừng hai mươi nhăm tuổi, dáng người cao lớn, vai rộng, ngực nở, tay dài. Chàng có một vầng trán vĩ đại, một đôi mày nét mác rậm phủ bóng xuống cặp mắt sắc và sáng như đèn, một cái mũi thẳng và một cái miệng rộng hình cánh cung. Màu da của chàng là cái màu da ngà hơi cũ, tỏ ra chàng tuy giòng giõi cao quý mà ưa chuộng đời sống ngoài phong sương hơn là ở trong lầu son, trướng gấm.
Chàng búi tóc trần, mặc áo bào đỏ, ngực thêu hổ phù bằng kim tuyến, hai chân đi ủng da đen đễ khuất trong bóng tối gầm án son. Trên mặt bàn, ngay cạnh chồng sách cổ, bao ngoài làm bằng giấy dầy nhủ lụa vân màu xanh da trời, là một cổ mũ đâu mâu giát vàng, phản chiếu ánh lửa ngọn sáp hồng gắn trên cái đế kẻm hình vuông, nom lóng lánh...
Đã gần một trống canh, Thái tử cứ ngồi yên như một pho tượng. Tay trái chàng nắm lại và đặt lên cạnh sườn; tay phải chàng úp xuống cái chuôi ngà một thanh trường kiếm đựng đứng giữa hai đùi. Cặp mắt chàng nhìn thẳng vào không gian, như theo đuổi một ý tưởng. Thỉnh thoảng, lông mày chàng khẽ nhíu lại, mắt chàng sáng hơn lên, hàm răng chàng nghiến chặt, làm nổi rõ những bắp thịt ở hai bên má...
Những biến đổi thoáng qua trên gương mặt đều chứng tỏ sự nghĩ ngợi mãnh liệt và sâu xa. Vẻ tư lự âm thầm của chàng tỏa sự lặng lẽ ra chung quanh và làm cho người ta có cảm tưởng rõ rệt như thời gian ngừng đọng lại...
Nhưng, sự thực, thời gian vẫn lạnh lùng trôi qua...
Và, trên vọng lầu, tiếng trống đã sang canh, nghe vừa hùng dũng vừa thê thảm.
Chàng tuổi trẻ ngẩng đầu và lẩm bẩm:
- Chỉ còn một trống canh nữa!...
Cùng lúc ấy, như đáp lại ý nghĩ của chàng, cánh cửa son bỗng kẹt mạnh, nhường lối cho một tên quân hầu tự ngoài bước vào. Làn gió lạnh theo sau hắn khẻ rung rinh ngọn lửa sáp và làm chập chờn những bóng của mọi vật bài trí...
Tên quân hầu quỳ xuống, kính cẩn nói:
- Bẩm đức ông, Vương thượng lệnh triệu đức ông vào nội tẩm có việc.
Chàng tuổi trẻ đứng phắt dậy; tay nhắc cỗ mũ đâu mau giát vàng úa lên búi tóc. Tên quân hầu vội bước rảo lại sau lưng chàng và tiến lấy cái trâm ngà cài qua lỗ trâm ở chớp mũ.
Tay trái nắm đốc kiếm để chiếc vỏ đồng khỏi kéo lê trên mặt đất, chàng tuổi trẻ bước ra ngoài. Chàng lặng lẽ theo sau hai tên nội giám cầm đèn lồng đứng chực ở dưới thềm.
Mặt trăng đêm rằm tháng tám đã ngả hẳn về Tây; sương mù tỏa mơ hồ trên sự vật và không khí lúc trời gần sáng thấm vào chàng lạnh như nước suối.
Chàng vào tới nội điện thì Mạc Vương đã ngồi chờ sẵn. Vương đương thủng thẳng nhấp một chén trà thơm do thị nữ dâng.
Mạc vương vừa trông thấy con, gương mặt tư lự vụt đổi ra hớn hở:
- Miễn lễ. Cho con ngồi.
Thái tử vái vua cha đoạn ghé ngồi lên một chiếc ghế đẩu vuông mà mầu son đã cũ.
Mạc Vương truyền thị nữ dâng trà, rồi thủng thẳng nói:
- Cha gọi con vào để con giặn con mấy nhời cuối cùng nữa, trước khi con lên đường.
Một vẻ buồn thoáng hiện trong khóe mắt chàng tuổi trẻ.
Mạc Vương chậm rãi tiếp:
- Hiện nay, thế lực nhà ta đương suy, còn họ Trịnh thì đương lúc thịnh. Giá không xảy ra cuộc Nam Bắc chiến tranh, họ Trịnh phải đương đầu với họ Nguyễn thì không đời nào Trịnh - Tráng lại chịu để vua Lê thâu nhận hàng biểu của ta.
- Khải phụ vương, điều ấy con cũng đã ngầm đoán rõ ý của chúa Trịnh.
- Chúa Trịnh đã, vì tình thế, chịu để vua Lê nhận nhời ta cầu hòa, lại phong cho ta lầm chức Thái úy Thông Quốc công, cho giữ đất Cao Bằng này theo lệ cống hiến. Thâm ý họ Trịnh là mong được rảnh tay miền Bắc để đem toàn lực xuống phương Nam, đối với họ Nguyễn vậy. Thành Đô Vương còn khôn hơn thế nữa. Và sợ ta xuất kỳ bất ý, rình lúc kinh thành không lui, đem quân về đánh úp chăng, nên va bắt phải có con vẽ kinh làm con tin
- Khải vương phụ con phận là thần tử nếu trên vì nước dưới vì nhà, dù phải nhảy vào nước sôi lửa bỏng cũng không dám từ nan. Con chỉ xin Vương phụ có một điều là tuy con ở Kinh thành làm con tin mặc dầu, nếu có dịp tốt, vương phụ cứ kéo quân về đánh, con sẽ có kế tự toàn. Thẳng hoặc con có mệnh hệ nào chẳng qua cũng tại ở số mệnh, vương phụ đừng quan tâm.
- Ấy là việc sau, nên chẳng thể nào ta sẽ tùy cơ ứng biến. Ta căn dặn con một điều
là khi về dưới ấy, con nên hết sức kiên nhẫn và kín đáo,lại nên mở rộng tầm con mắt
xem kỹ nội tình của họ Trịnh. Tại Triều đình, ta chắc cũng nhiều văn thần võ tướng không bằng lòng họ Trịnh, con nên tìm mà kết giao để gây thế lực.
- Xin tuân lệnh.
- Ta nhắc một lần nữa: Thành Đô Vương là tay trí dũng kiêm toàn, con phải cẩn thận lắm mới được. Con chỉ hơi lộ khuê gốc là nguy đến tính mệnh và hỏng việc lớn ngay.
- Điều ấy, xin vương phụ đừng lo. Con dẫu bất tài cũng dám đoán chắc không bao giờ làm lỡ cái sứ mệnh mà vua cha đã đặt lên đầu.
Như để chấm hết câu chàng nói, một hồi trống tan canh vang rậy...
Thái tử Mạc kính Hoàn đứng lên chắp tay vái Mạc vương:
- Giờ con xin bái biệt Vương phụ để sắp sửa ra thành.
Ba chồm râu đen nhánh của Mạc vương rung động, tỏ ra Vương xúc động mãnh liệt, tuy giọng nói của người vẫn cố bình tĩnh:
- Ừ, thôi con đi. Muốn làm được việc lớn, ta đừng nên quyến luyến tình riêng nhiều quá.
Thái tử cúi đầu chào, đoạn bước ra ngoài.
Khi cánh cửa son đã khép ghịt, Mạc vương liền thở dài một tiếng và gieo mình xuống bảo tọa; hai giòng nước mắt từ từ chảy xuống hai gò má. Vương tê mê vì đau khổ, ngồi lặng hồi lâu mới khẽ nói:
- Tất cả hy vọng của nhà Mạc chỉ còn trông vào một mình con ta. Nó đi chuyến này, nếu may ra lòng Trời còn tựa họ Mạc thì không nói làm gì. Nếu không may có điều bất trấc, giòng giống nhà ta sẽ bị tiêu diệt.
Nghĩ đến nỗi vô thường của ngày mai, Mạc Vương càng đau đớn. Trái tim đã xây xát vì những phù trầm của một đời vương giả giờ lại thêm được một lo lắng nầu nung.
Trong khi ấy, Thái tử Mạc kính Hoàn đã ra khỏi nội cung. Chàng không về phủ riêng vội, thủng thẳng bước lên vọng lầu để nhìn phong cảnh Cao bằng một lần sau chót.
Trời tuy chưa sang hẳn mà phương Đông đã rực lên một màu bạc mới, làm cho những chỏm núi xa in lù lù thành những nét chàm đặc. Dưới lòng các thung lủng, sương lam còn toả, nhưng ở các ngọn cây, chim chóc đã bắt đầu hót vang trong cái lặng lẽ tươi mát của bình minh.
Chàng tuổi trẻ thở dài: cái cảnh quen thuộc chốn rừng xanh, từ nay mắt chàng sẽ không hằng thấy nữa. Chàng sẽ gửi lại đây biết bao kỷ niệm êm đềm ; chàng sẽ gửi ở đây cả một mối thâm tình; và trên con đường xuống Nam chắc chắn sẽ chỉ có thể phách chàng ra đi mà hồn chàng thì ở lại.
Đành rằng chàng vẫn tin chắc một ngày kia chàng sẽ trở về Ngàn, nhưng cái ngày ấy, nếu sẽ đến, chắc cũng còn xa lăng lắc. Huống hồ tương lai mờ mịt, cái thân người tráng sĩ nhiều lúc nặng như Thái sơn mà lắm khi nhẹ hơn một mảnh lông hồng...
Cả một góc trời Đông thình lình bùng cháy. Mặt trời đã hiện ra. Bao nhiêu cây rừng, lá còn ướt sương, đều ngùn ngụt như những ngọn đuốc mầu cẩm thạch.
Chàng tuổi trẻ nắm chặt lấy chuôi gươm:
- À, nhưng nếu cái lẽ sống của người nam nhi là ở chỗ sa trưởng mờ cát bụi, thì ta khi nào còn để cho những lẽ khác nó làm ta bền chí? Đi! Nhất là khi cả cái vận mệnh của họ Mục đều gửi ở ta, ta còn chờ gì mà không hăng hái ra đi? Phỏng thử chuyến đi này có là chuyến đi cuối cùng của ta nữa thì càng hay chứ sao: ta it nhất cũng không thẹn là giòng giống anh hùng.
Chàng vừa bước xuống khỏi dịch lầu vừa ngâm bằng một giọng khẳng khái:
Phong tiêu tiêu hề Dịch thủy hàn...
Tráng sĩ nhất khứ hề bất phục hoàn.
Bền ngoài cổng thành đá ong, bọn tùy tùng đã chờ sẵn.
Ấy là mười tên lực sĩ, mặc giáp mây, cưỡi ngựa đỏ, tay cầm trường thương, vai đeo cung tên.
Chúng phân làm hai hàng đi kèm mấy chiếc xe chở các hành lý của Thế Tử.
Một con ngựa bạch, thắng yên cương nạm vàng - con ngựa Tuyết Mai của Thế Tử - thì buộc sẵn ở một gốc cổ thụ.
Chàng hỏi to:
- Thế nào, sẵn sàng cả rồi chứ?
- Bẩm Đức ông, đã sẵn sàng cả.
Chàng lập tức nhảy lên lưng ngựa, không quay về phòng riêng như ý chàng đã định trước.
Đoàn nhân mã hớn hở ra đi, trong sự tưng bừng của chim chóc và cái rực rỡ của một sớm thu, nên trời xanh và đẹp một cách vô cùng gợi cảm...
Kính Hoàn Thế Tử hai ba lần muốn quay cổ nhìn lại địch lầu mà không dám. Chàng sợ sẽ mềm gan, nếu ở chỗ chàng vừa đứng, hiện ra một tấm áo mầu vàng.
Đã ra đi là ra đi, chàng không nên tỏ vẻ súc động trước mặt bọn quân hầu. Chàng cho như thế là làm giảm cả vẻ uy nghi của một thanh niên võ tướng vâng sứ mệnh vua cha để thực hành một kế hoạch lớn.
Chẳng bao lâu, tòa thánh đá ong đã khuất.
Kính Hoàn thở dài một tiếng như cất được một gánh nặng trên tâm hồn.
Nhưng, rừng núi chập chùng liên tiếp, mầu thu nhuộm ố sắc quan hà vẫn không thôi khiến chàng cứ từ xúc cảm này qua xúc cảm khác. Đến nỗi, để đè nén cái xao xuyến của lòng, chàng tuổi trẻ phải cất tiếng ngâm vang động:
Bằng Giang nước chảy lạnh lùng...
Ra đi, tráng sĩ quên không hẹn về.
Gập ghềnh trải mấy sơn khê,
Lối mòn cỏ ấy, xa lìa non xanh...
Quê hương dù có nặng tình,
Dặm trường há dám coi khinh cương thường
Anh hùng chí ở bốn phương,
Làm sao vẹn nghĩa quân vương thời làm…