Dân Kẻ Chợ tưng bừng lên bởi một tin quan trọng. Thái tử Mạc Kính Hoàn về làm con tin trong Trịnh Vương phủ.
Mặc dầu nhà Lê đã trung hưng, mặc dầu chúa Trịnh đã cầm quyền, Nguyên Súy Thống Quốc chính, mở ra một thời kỳ mới hẳn, lòng người vẫn còn một chút phân vân nhớ những ngày quá khứ mà họ Mạc còn làm chủ cả non sông Đại Việt.
Người ta hồi hộp chờ mong vị Thái tử cuối cùng của nhà Mạc. Nhất là khi vị Thái tử ấy theo lệnh từ trong Thành Đô Vương phủ ban ra, sẽ được tiếp rước một cách huy hoàng.
Thực vậy, bắt đầu sáng sớm hôm ấy, tự bến sông Thúy Ai qua cửa ô Quan chưởng vào tới cửa Vương phủ, ba quân voi ngựa và bộ đứng giàn thành hai hàng, mầu nón sơn áo nâu đỏ khé như hai hàng rào sắc máu.
Các quan văn võ vâng lệnh ra nghênh tiếp Thái tử nhà Mạc, đều chưng ra những áo bào hốt ngọc, sắc tía màu lam nom rực rỡ như cả một vùng Thượng Uyển giữa ngày xuân.
Lại thêm ánh nắng thu rội lênh Iáng trên sự vật, làm cho những kiệu vàng, kiệu bạc, những mũi giáo, chuôi gươm lặp lòe hàng trăm ánh lửa.
Thực, từ khi nhà Lê trung hưng, trừ lễ đăng quang và lễ tiếp sứ Tàu, chưa từng có cuộc đón rước nào long trọng đến thế.
Đứng đầu mỗi đoàn quân là một vị danh tướng, như Đinh Văn Tả, Lê Châu, Lê Hiến, vị nào cũng giáp trụ sáng ngời, uy phong lẫm liệt.
Thành Đô Vương cốt nhất là phô bầy cái lực lượng vũ bị để Mạc Thái Tử rõ: Quân thế ấy, họ Mạc hòa với họ Trịnh, chỉ được lợi mà thôi. Còn như chống với Trịnh tức là tự mình mua lấy cái chết.
Cái ý ngầm ấy, Trịnh Vương khéo gởi vào cái trang trọng của sự đón tiếp mà Vương chắc Thái Tử nhà Mạc dù khó tính đến đâu cũng phải vừa lòng.
Văn võ, tướng tá xếp đặt đã sẵn sàng.
Mặt trời đã lên cao và ánh nắng đã bắt đầu gay gắt.
Vây kín bên ngoài, dân chúng vẫn mong ngóng chờ xem một cách kiên nhẫn.
Thỉnh thoảng, một tên quân phi kỵ từ ngoài bến sòng chạy về lại làm cho ai nấy phải kiễng chân nghển cổ. Nhưng, về rồi lại đi, chưa tên nào đem được cái tin mà mọi người đương chờ đợi.
Sự nóng ruột đã làm cho những lớp sóng người hai bên ngoài hàng quân tỏ nên ồn ào dào dạt. Và, bụi đường vẫn lên mù mịt.
Thì đây, ngoài trại Thủy quân, pháo lệnh ầm ầm nổ?
Thái tử đã tới.
Các đại thần lập tức lên võng. Các đại tướng lập tức vung gươm lòe sáng và hô to các mệnh lệnh, Ba quân đứng ngay người ; các ngọn giáo dựng thẳng tăm tắp; nom bật ngàn như hoa lan mùa một chạp.
Mấy quan Chưởng Phú sự và tướng quân Đinh văn Tả cùng tiến nhanh ra lối cửa ô Quan Chưởng. Vọng lọng và ngựa nối nhau chảy tuồn tuột chẳng khác một giồng suối lũ.
Và, một lát sau,đám đông áo bào, giáp bạc lại quay về, dẫn đầu chính là Thái Tử Mạc Kính Hoàn.
Thái Tử mặc đại lễ phục, trong một bộ giáp vàng bóng lộng; ngoài, một tấm cẩm bào thất long mầu chính hồng, khoác hở cánh tay áo giáp bên hữu, theo kiểu áo ‘ văn võ toàn tài’’ Trên đầu, Thái tử đội mũ thất long tranh châu; chân đi ủng gấm thêu màu quan lục.
Dung mạo đã sẵn khôi ngôi lại thêm dũng mãngrực rỡ. Mặc Kính Hoàn Thái tử ngồi trên lưng ngựa bạch, nôm lẫm liệt như một vị thiên nhiên.
Người phi ngựa lướt qua trước ba doanh quân mắt sáng lóng lánh và, trên môi hé nở một nụ cười tinh nghịch.
Là bởi, cái dụng ý phê chương của Thành Đô Vương Trịnh Tráng, Thái Tử trông thấy đã rõ rệt. Và ngài thấy ngứa ngáy trong mình chỉ muốn có đủ ngay lực lượng mà chọi nhau với Thành đô Vương một chuyến.
Trước vẻ khôi ngô và những cử chỉ ngang tàng khảng khái của vị niên thiếu anh hùng lão Tướng quân Đinh văn Tả vụt cảm thấy kính phục và yêu mến.
Lão tướng mặc bọn văn quan lẽo đằng sau với những võng lọng kềnh càng, ra roi quất ngựa lên trước để theo cho kịp Mạc Kính Hoàn Thái tử.
Công chúng ngoài xa, thổn thức như đôi vợ chồng trẻ bỏ nhau đã lâu ngày chợt lại gặp mặt cất tiếng hò reo tưng bừng.
Thái tử Mạc kính Hoàn và Lão tướng quân Đinh văn Tả cứ phóng ngựa bay giữa cơn bão hoan hô của bách tính và của ba quân.
Sau cùng, cả hai cùng dừng ngựa trước phủ Trịnh Vương.
Ở đây, mấy vị công hầu đã chờ sẵn để phò Thái tử vào ra mắt Thành đô Vương Trịnh Tráng.
Từ lúc xuống yên đến lúc vượt qua sân Vương phủ, Thái tử Mạc kính Hoàn không thể không hồi hộp: chỉ trong giây phút tới đây, Thái tử sẽ giáp mặt với người đương làm mưa làm gió trên đất Bắc Hà, người mà ngay vua Lê cũng phải kiêng sợ đến không dám nhìn mặt.
Đinh tướng quân ra hiệu cho Thái tử đứng lại dưới thềm son và người lên điện trước để bẩm với Trịnh Vương.
Một phút qua.
Bỗng, nội giám truyền to:
- Cho vào!
Thái tử Mạc Kính Hoàn lập tức vượt qua bảy bực thềm son, tiến vào chính tẩm.
Chàng nhìn thẳng trước mặt, nên hai hàng văn võ đúng túc trực hai bên chàng không thấy rõ. Chàng chú ý độc có một người,ấy là Chúa Trịnh.
Trong cái tranh tối tranh sáng của ba gian đại điện, giữa hai hàng cột son vẽ rồng, mặt ngoài treo những câu đối nền gấm thiếp chữ đen hoặc nền đỏ chữ vàng, và lùi sâu mãi vào tận phía trong cùng, một cái bệ son tam cấp trạm tứ quý. Trên bệ là một chiếc ngai vàng, bảo toạ của ngài Đại nguyên Súy, Thống Quốc-Chính, Thành đô Vương.
Vương trạc độ bốn mươi lăm tuổi, mặt dài chữ dụng, màu da hồng hào, mũi thẳng, miệng rộng, mắt sắc, lông mày đậm. Vương đội mũ bảy rồng, bảy ngù bông sắc đỏ, mặc áo tía thêu rồng vàng, thủy ba, chân đi ủng sắc lam.
Chỉ thoáng trông qua Trịnh vương, Mạc Thái tử cũng biết ngay là một người phi thường và trong lòng không thể không khởi kính.
Chàng quỳ xuống làm lễ ra mắt xong liền chắp tay đừng chờ lệnh.
Trịnh vương trỏ chiếc sập chân quỳ bên tả bảo tọa và ôn tồn nói:
- Túc hạ ngồi.
Thái tử khiêm tốn ngồi ghé lên một góc sập.
Trịnh vương nói:
- Thế nào, lệnh nghiêm đường vẫn khang; cát chứ?
- Đa tạ Đại vương, Vương phụ tôi vẫn được bình an.
Thành Đô Vương hơi châu lông mày, khi nghe Kính Hoàn nói đến tiếng Vương phụ. Nhưng vẻ không bằng lòng ấy chỉ thóang qua:
- Lệnh tôn đường bấy lâu ở xa nên đối với ta, thường đem lòng nghi ky, ta thực lấy làm tiếc, ta lại nực cười cho những kẻ mượn tiếng phù lê để khởi hấn cùng ta. Nhưng ta thử hỏi túc hạ: phù Lê, ai bằng họ Trịnh? Nay, lệnh tôn đường đã hiểu rõ lẽ ấy, muốn cùng ta dẹp việc binh đao, thực là đại phúc cho trăm họ.
- Khải đại vương, cha tôi đối đầu cùng đại vương bấy lâu là do một lẽ khác chứ không phải cũng dựa vào tiếng phù Lê diệt Trịnh như trăm nghìn đám khác.
Trịnh vương thầm chịu Thái tử là một tay cứng cỏi. Vương muốn thử xem bên trong cái vẻ kiêu dũng ấy có gì dáng để Vương chú ý chăng.
- Sinh vào cửa vương hầu, túc hạ chắc thông thạo văn chương và võ nghệ hơn người khác?
- Khải vương thượng, về văn, chúng tôi cũng có được theo đòi nghiên bút gọi. Còn về võ, chúng tôi từ nhỏ đã theo liền phụ vương chúng tôi trong việc chiến trận, nên cũng tạm biết ít nhiều.
- Để hôm nào thư thả, túc hạ sẽ cho ta xem qua về cái tài văn vũ của túc hạ.Túc hạ đã vâng lệnh tôn nghiêm về đây cùng ta, chỗ cung phủ này tức cũng như nhà riêng của túc hạ. Ta tức là chỗ phụ chấp của túc hạ, có điều gì không vừa ý, túc hạ cứ việc trình bầy thẳng cho ta rõ.
- Xin tuân lệnh...
- Giờ túc hạ hãy lui về thư phòng nghỉ ngơi để chờ dự yến.
Trịnh vương quay lại truvền nội giám đưa Mạc Thái tử về thư phòng.
Cái lệnh ấy được chàng tuổi trẻ lấy làm thích lắm. Là bởi, qua bao nhiêu ngày bó buộc ngồi trên lưng ngựa, chàng dù đương thời trai tráng cũng mệt đến nhừ người.
Chàng đứng ngay dậy, vái từ Trịnh Vương đoạn theo tên cung giám về chỗ ngụ,
Ấy là một gian phòng gần ngay vườn Thượng uyển, một gian phòng bày biện rất trang nhã, trong đó, các vật cần dùng của Thái tử đã được bọn Nội thị đem vào đủ thứ.
Thái tử sai quân hầu tháo bỏ giáp trụ bên ngoài, gọi lấy trà uống, đoạn nằm ra sập son nghỉ.
Chàng nghỉ có xác thịt mà thôi, tinh thần chàng, trái lại, bị kích thích rất dữ. Chàng cố nhìn rõ hiện tình của chàng, cái hiện tình của một ông hoàng đang ở làm con tin giữa một triều đình thù nghịch.
Cái tình trạng ấy buồn nhưng không phải là không có một phong vị đặc biệt của nó. Chàng nhờ nó sẽ biết nhiều, thấy rộng hơn như sống ở nơi rừng núi khuất nẻo.
Ở nơi rừng núi khuất nẻo, chàng đã đành giữ vẻn vẹn cái hồn nhiên, sự trong sạch của tâm hồn, nhưng mà chàng phải tự nhân rằng, từ lúc chàng bước chân về đến kẻ chợ chàng quả thực ngớ ngẩn đến buồn cười.
Chàng nghĩ lan man mãi rồi sau tư tưởng lại quay về chúa Trịnh:
‘‘ - Thành đô Vương quả thiệt là một vì vương giả xứng đáng. Nhà mình có một kẻ thù như vậy kể cũng là một sự vẻ vang’’.
Chàng tủm tỉm cười:
‘‘ - Thấy phụ vương ta cho ta về làm con tin ở đây, Thành đô Vương đắc ý lắm, ngài đắc ý đến không cần giấu giếm nữa. Mà cũng phải; cái thanh thế của ngài há chẳng vì vậy càng thêm to tát lừng lẫy hơn ư? Ngài sẽ được rảnh tay chọi nhau với chúa Nguyễn miền Nam và cuộc chiến tranh này hẳn kéo dài không biết đến ngày nào mới hết. Ồ ! cuộc chiến tranh Trịnh Nguyễn! Ta có thể chờ lúc mà lợi dụng thời cơ. Ta sẽ thông tin cho phụ vương ta biết. Trong khi ấy, ta cố tìm lối kết giao với những nhân tài ở đây, những người mà phụ vương bảo ta oán ngầm họ Trịnh.
Thái tử Mạc Kính Hoàn ngồi nhỏm dậy một náo nức nào tràn ngập trong lòng chàng:
- Muốn vậy, ta phải thận trọng lắm, phải khôn ngoan lắm mới được. Nếu mình lộ khuê giốc một tí, mình sẽ không thoát khỏi cặp mắt tinh khôn của chúa Trịnh!... À, vừa rồi, Thành đô Vương có hẹn khi nào thư thả xem tài văn vũ của ta ra sao. Được, ta sẽ cho Ngài thấy rõ ràng Thái tử Mạc Kính Hoàn, con của Mạc Khánh Hoàng Đế, là người thế nào. Vả lại, ta cũng cần phải trổ tài trước tai mắt các bạc văn thần vũ tướng của Thành đô Vương một phen. Ở đời, còn cách nào thu phục nhân tâm nhậy bằng tài năng nữa... Cổ nhân có câu: ‘‘Xuất giao thiên hạ sĩ, tu độc ngũ xa thư’’. Muốn ra giao du với kẻ sĩ trong thiên hạ, hãy đọc năm xe sách. Ta không những đã đọc năm xe sách, ta còn lầu thông cả mười tám ban vũ nghệ nữa. Như thế, ta vứt đi cũng thu được vài ba tri kỷ. Vài ba tri kỷ ở ngay giữa đất kinh kỳ nhất là các tay tri kỷ ấy lại toàn là những kẻ văn võ tuyệt luân cả, ta lo gì đại sự không có lúc thành?
Tuổi trẻ bao giờ cũng giàu hy vọng và đức tín. Thái tử Mạc kính Hoàn vừa đi bách bộ trong thư phòng vừa lẩm bẩm tự nói với mình.
Bỗng, chàng đứng sững lại sau song cửa sổ. Chàng lắng tai nghe ; cặp mắt đương sáng lóng lánh vụt trở nên mơ mộng...
Từ xa... không rõ ở một nơi nào trong cung cấm, tiếng đờn thập lục khẽ văng vẳng lọt tới chàng...
Tiếng đờn thập lục? có lẽ... Ồ, hình như thông phải... Nó là cả một niềm mong nhớ, cả một nỗi bâng khuâng chờ đợi nào đó, kín đáo nhưng nồng nàng biết chừng nào...
Chàng lẩm bẩm:
‘‘Quái, gần đây có người nào đờn hay thế chả biết! Tiếng đờn mềm mại, phong phú như vậy, hẳn phải là do một người đàn bà...
Một nụ cười nở trên làn môi đó:
-... một người đàn bà rất đẹp, không sai...
Một tên cung giám bước vào.
Thái tử ngoảnh lại hỏi:
- Có việc gì?
- Dám thưa Đức ông, Đại vương có lệnh mời Đức ông lên dự tiệc yến,
- Được, ngươi ả đấy chờ giẫn lối cho ta.
- Phụng mệnh!
Thái tử gọi quân hầu đem mũ áo lại. Chàng sửa soạn một lát xong, liền bước ra cửa thư phòng.
Tên cung giám kính cẩn đi lui lại một bước sau để lâm thời sẽ trỏ lối cho Thái tử.
Kính Hoàn vẫn chưa quên tiếng đàn thanh thót; và cái cảm giác say sưa, ngây ngất vẫn khiến tâm hồn chàng nao nao...
Chàng tò mò muốn biết rõ nhạc công là ai. Điều ấy, chàng tin chắc tên cung giám có thể cho chàng hiểu một cách tường tận được.
Chàng sở dĩ phân vân, ấy chỉ vì chàng không biết hỏi như vậy có tiện không hay sớm quá.
Sự khôn ngoan dù sao cũng chỉ được một lúc, chàng không thể chịu cái ngứa ngáy muốn biết thêm được nữa:
- Nay cung giám!
- Dạ?
- Anh có nghe thấy tiếng đờn vừa rồi không?
- Bẩm Đức ông, có ạ.
- Ai đờn mà hay thế?
- Bẩm, Phương Lan quận chúa đấy ạ. Quận chúa tài cả cầm, kỳ, thi, họa, và đẹp không thể nói xiết được...